0989 576 613

8:00 AM - 17:00 PM
từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Giáo trình sửa màn hình lcd

Dạy sửa LCD 16:37 21/06/2016
Phương pháp kiểm tra: - Bạn hãy thiết lập cho màn hình toàn mầu đen để phát hiện các điểm mầu chết ở dạng “không tắt được” - Thiết lập cho màn hình toàn mầu trắng để phát hiện các điểm mầu “không sáng được” Cách thực hiện: - Kích phải chuột lên m

LCD các hư hỏng thường gặp và cách xử lý

Phương pháp kiểm tra:

- Bạn hãy thiết lập cho màn hình toàn mầu đen để phát hiện các điểm mầu chết ở dạng “không tắt được”

- Thiết lập cho màn hình toàn mầu trắng để phát hiện các điểm mầu “không sáng được”

Cách thực hiện:

- Kích phải chuột lên màn hình Desktop / chọn Properties / chọn Desktop

- Trong mục Background chọn [None]

- Trong mục Color: chọn mầu đen rồi OK


Các bạn học viên vào đọc kỹ:


Monitor LCD: đồ khối

Monitor: đồ khối LCD

Gồm 4 khối chính là : Khối nguồn, Khối cao áp, Khối Xử lý, Khối Panel LCD

1. Khối nguồn:

Đầu vào là nguồn điện lưới 220V AC.
Dùng mạch nguồn ngắt mở (nguồn xung) để tạo ra 2 điện áp chính là 5V cấp cho Bo xử lý và 12V cấp cho Bo cao áp.

2. Khối Cao áp:

Nhận nguồn 12V từ bo nguồn.
Nhận tín hiệu 3v3 On/Off từ bo xử lý để điều khiển việc ngắt mở mạch cao áp.
Nhận tín hiệu điều chỉnh sáng tối từ bo xử lý.

Xuất ra điện thế cao áp khoảng 600 ~ 1000 V AC đốt sáng bóng cao áp nằm bên trong Panel LCD.

3. Bo xử lý:

Nhận nguồn 5V từ bo nguồn để cấp cho các IC trên bo.
Nhận tín hiệu VGA từ cáp VGA nối với card màn hình.

Xử lý tín hiệu và xuất tín hiệu lên Panel LCD thông qua cáp tín hiệu (lọai thông dụng 20 hoặc 30 pin)

4. Panel LCD:

Nhận nguồn từ cao áp để đốt sáng đèn cao áp bên trong.
Nhận tín hiệu đã qua xử lý từ bo điều khiển.
Hiển thị “hoàn hảo” hình ảnh trên LCD.

Monitor LCD: Logic board - AD board - Mainboard

Monitor LCD: Mainboard - Logic board - Scalar board - AD board

Theo tiếng Việt thì gọi là bo hình - bo xử lý - bo giao tiếp… nhiệm vụ chính là nhận tín hiểu RGB Analog rồi chuyển đổi thành tín hiệu Digital cấp cho mạch điều khiển, mạch lái rồi xuất lên LCD Panel.

Trên bo gồm có: IC giao tiếp (Scalar), MCU (microcontroller unit), EEprom, thạc anh, mạch ổn áp, và một số linh kiện dán (SMD). Các mạch ổn áp nguồn trên bo bao gồm: 2v5, 3v3 và 5v. Trên bo còn có các đường tín hiệu khác như: không hiển thị (no display), tự động cân chỉnh…

Chức năng của các IC trên bo:

1. IC giao tiếp:
- Nó bao gồm Pre-Amp, ADC (chuyển đổi analog sang digital), tự động cân chỉnh (Auto Adjustment), PLL (Phase Locked Loop), các hiển thị trên màn hình (On Screen Display -OSD)… Chuyển đổi tín hiệu màu RGB sang 8 bit hay 16 bit tùy thuộc vào MCU đang dùng để cấp cho IC điều khiển panel LCD. Chức năng tự động cân chỉnh tần số, phase, vị trí ngang / dọc và cân bằng trắng… khi chuyển đổi độ phân giải. Ở các monitor LCD đời củ, các chức năng này không nằm chung 1 IC mà chia thành nhiều IC khác nhau.

2. MCU (Microcontroller Unit):
- Nó là một vi xử lý bao gồm cả CPU, SRAM, DAC, ADC và 64K FlashROM. Điều khiển mọi họat động trên bo như một máy tính thu nhỏ.

3. EEprom:
- Lưu các đoạn chương trình như là BIOS của mainboard máy tính. Và dĩ nhiên, nó cũng có thể bị lỗi và cũng được xả ra nạp lại bằng các máy nạp ROM thông dụng như PCB50 của TME hay Máy ProTool U580…như chính BIOS mainboard máy tính.

Vị trí thực tế của EEprom

- Nếu lỗi EEprom: sẽ Không lên hình, sai khuông hình ngang dọc, không thể lưu các cài đặt, cân chỉnh của người dùng, một số chức năng điều chỉnh âm thanh, ánh sáng không họat động, không hiển thị các màn hình chức năng điều khiển hoặc hiện các màn hình chức năng hòai mà không tắt.
- Việc nạp lại ROM này chủ đọc từ ROM máy tốt để dành nạp lại hoặc lên mạng tìm hoặc xin nhé.
- Các chip EEprom thông dụng là: 24C02, 24C21, 24C04, 24C08, 24C16


Hình dáng thực tế của EEprom

4. Thạch Anh:
- Cấp giao động cho MCU, thạch anh hư MCU không họat động và LCD sẽ không lên hình.

5. Các mạch ổn áp 2v5, 3v3, 5v:

- Để cấp nguồn cho tòan bộ bo, nếu mất sẽ không lên Led báo nguồn

Monitor LCD: Board Cao áp - Inverter board

Inverter Board - Board cao áp


Ở các LCD đời mới, bo cao áp nằm chung với bo nguồn. Còn các LCD đời củ thì bo cao áp có thể nằm riêng như hình bên dưới.

Bo cao áp trong LCD được thiết kế theo 4 dạng thông dụng như sau:

1) Kiểu Buck Royer
2) Kiểu kéo đẩy (Lái trực tiếp)
3) Kiểu Nữa cầu -Half bridge (Lái trực tiếp)
4) Toàn cầu - Full bridge (Lái trực tiếp)

Các kiểu 2, 3, 4 hiện nay được dùng nhiều hơn do tính ổn định và ít tốn linh kiện hơn.

1. Buck Royer Inverter:


Sơ đồ khối kiểu Buck Yoyer

- Để đốt sáng các bóng cao áp (back light), nhiệm vụ của bo cao áp là chuyển điện áp 12V DC từ mạch nguồn lên đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn vôn AC.

- Mỗi mạch cao áp cấp cao áp cho từng bóng cao áp riêng biệt (đối với các LCD có 2 hay 4 bóng cao áp). Mạch dạng này bao gồm: IC điều xung (hay còn gọi IC inverter), Mosfet Buck kênh P, cuộn dây Buck và Diode Buck, cặp Transistor kéo đẩy…

- Nói cho phức tạp, thực chất nó như dạng một cái “tăng phô” điện tử. Tuy nhiên, ở đây nó được thiết kế để họat động ở tần số từ 30 đến 70 Khz với mạch hồi tiếp để họat động ổn định. Các MOSFET thì đạng đôi và đóng gói như dạng IC 8 chân cắm hoặc 8 chân dán SMD.

- Các mosfet đội chân cắm thông dụng là: FU9024N, J598 …
- Các mosfet lọai dán SMD thông dụng là: 4431, BE3V1J…
- Các transistors kéo đẩy thông dụng là: C5706, C5707…

2. Dạng kéo đẩy (Lái trực tiếp)

- Lọai này chủ yếu sử dụng 1 cặp mosfet ngược kênh và trên thực tế thì 2 mosfet này cũng được đóng gói như 1 IC 8 chân cắm hoặc 8 chân dán SMD.

3. Dạng nửa cầu - Half Bridge Inverter (Lái trực tiếp)

- Dạng này thì cũng tương tự như như dạng kéo đẩy nhưng khác nhau ở chổ chỉ cần 1 cuộn dây bên sơ mà thôi.

4. Dạng toàn cầu - Full Bridge Inverter (Lái trực tiếp)

- Lọai này thường thấy trong các LCD đời mới, nó chạy đến 2 MOSFET đôi 8 chân cho 1 bóng cao áp.


Những lỗi thường gặp trong bo cao áp:
1) Khô hoặc phù tụ (Rất phổ biến trong các mạch dạng buck choke)
2) Chạm hoặc đứt cuộn dây cao áp
3) Đứt hoặc chạm các transistor kéo đẩy
4) Lỗi các tụ dập xung
5) Chết MOSFET
6) Đứt các cầu chì cấp nguồn cao áp
7) Lỗi các tụ xuất
8)
Chạm bóng cao áp

- Các IC Inverter thường ít khi chết hơn. Một vài IC inverter thông dụng như TL1451 ACN, 0Z960, 0Z962, 0Z965, BIT3105, BIT31 06, TL5001…

Monitor LCD: Mạch khởi động nguồn - On/Off Signal

 

Mạch khởi động – Start Circuit

- Hầu hết các Màn hình LCD đều có một mạch khởi động (On/off signal) để gởi một tín hiệu điều khiển việc đóng ngắt mạch nguồn của board ao áp. Tín hiệu này mức thấp ~ 0v (tắt) và mức cao trong khoảng từ 2v - 5v (mở).

- Nếu là tín hiệu là 0 Volts (tức tắt), thì board cao áp sẽ không họat động và dĩ nhiên bóng cao áp sẽ không sáng lên. Tương ứng nếu tín hiệu này = 2v-5v (là “mở”) thì board cao áp sẽ họat động và bóng cao áp sẽ sáng lên.

- Ở sơ đồ thự tế dưới đây, khi ta cắp cáp VGA và bật nguồn LCD, board xử lý hình sẽ gởi tín hiệu “ON signal” về cho board cao áp (khoảng 2-5V tùy Màn hình LCD) qua R751 kích dẫn Q751. Q751 dẫn kéo theo Q752 dẫn. Nguồn 12 Volts sẽ chạy qua Q752 và cấp cho chân VCC của IC TL1451ACN (Inverter IC). Trong đó 12V từ nguồn chính sẽ qua cầu chì F751 loại linh kiện dán SMD (2A/125V).

- Nếu không có tín hiệu “On signal” này thì Q751 sẽ không dẫn, Q752 cũng sẽ không dẫn, không có điện áp sẽ chạy vào cấp nguồn VCC cho IC, IC không họat động -> Màn hình LCD sẽ không họat động.

- Hai transistor trong mạch khởi động trên có thể thay thế tương đương bằng C945 và A733.

- Một số Màn hình LCD có nguồn (led báo nguồn) nhưng không chạy (không sáng hay không lên hình), nhiều khi chỉ đơn giản là mất tín hiệu “On signal” này hoặc giả chết IC cao áp.

- Ảnh trên minh họa việc đo áp chân “On/off Signal” vừa nêu. Khi bật công tắc thì tại vị trí này phải có từ 2V-5V. Nếu không có điện áp thì là do bo xử lý hình có vấn đề nên mất áp đường này. Trên thực tế, các Màn hình LCD Samsung đời 153V, 173V, 510N, 710N, 713N và 910N rất hay bị mất tín hiệu “On/off Signal” này.

- Nếu đã có áp 2-5V tại chân On/Off thì phải có khoảng 9 đến 12 Volts tại chân VCC của IC cao áp. Nếu có ON/Off mà không có nguồn Vcc cấp cho IC cao áp thì kiểm tra đường nguồn cấp từ mạch nguồn đến, có thể đã bị đứt cầu chì F751. Nếu đã có nguồn Vcc mà mạch vẫn chưa chạy thì thay thử IC cao áp này và thử lại. Vì nếu đứt cầu chì thì đa số là do chạm mạch bên trong và đó chỉ có thể là IC cao áp chạm mà thôi.

- Nếu tín hiệu On/off có mà rất thấp (0.5v - 1V) thì đa phần la do lỗi từ MCU của board xử lý hình. Ta có thể kích ép bằng cách câu đường nguồn 3V3 cấp thẳng cho mạch khởi động này. Cách làm này nguy hiểm vì chân On/Off này còn có chức năng bảo vệ tuy nhiên trong vài trường hợp ta cũng phải chọn cách ép này mà thôi.

Monitor LCD: Nguyên lý hoạt động khối nguồn

1 - Tổng quát về khối nguồn Monitor LCD

Chức năng của khối nguồn:
Khối nguồn có chức năng cung cấp các mức điện áp một chiều cho các bộ phận của máy, bao gồm các điện áp
12V cung cấp cho mạch INVERTER (Mạch cao áp)
5V cung cấp cho Vi xử lý
3,3V cung cấp cho mạch xử lý hình ảnh
Điện áp đầu vào là nguồn 220V AC



Các mạch trong khối nguồn - Mach lọc nhiễu:

- Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để chúng lọt vào trong máy làm hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình

Mạch chỉnh lưu - Có chức năng đổi điện áp AC 220V thành điện áp DC 300V cung cấp cho nguồn xung hoạt động

Mạch dao động - Có chức năng tạo ra xung dao động cao tần để điều khiển đèn Mosfet ngắt mở tạo ra dòng biến thiên chạy qua cuộn biến áp xung.

Đèn công suất - Ngắt mở dưới sự điều khiển của xung dao động để tạo ra dòng điện sơ cấp chạy qua biến áp xung

Mạch hồi tiếp
- Lấy mẫu điện áp đầu ra rồi tạo ra điện áp sai lệch hồi tiếp về mạch dao động để tự động điều khiển đèn công suất hoạt động sao cho điện áp
ra được ổn định khi điện áp vào hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.

Biến áp xung
- Ghép giữa cuộn sơ cấp, hồi tiếp và thứ cấp đẻ thực hiện điều khiển điện áp đồng thời lấy ra nhiều mức điện áp khác nhau theo ý muốn

Hình ảnh khối nguồn trên một số máy thực tế



Khối nguồn và các khối khác trên Monitor LCD ACER




Các bộ phận chính trên khối nguồn Monitor LCD ACER

Khối nguồn và khồi cao áp trên Monitor LCD AOC

2 - Nguyên lý hoạt động của khối nguồn
Khối nguồn Monitor LCD thường hoạt động theo nguyên lý nguồn xung, sử dụng cặp IC dao động kết hợp với đèn công suất Mosfet

Nguồn chi làm hai phần là sơ cấp và thứ cấp, hai phần này có điện áp chênh lệch khoảng 300V, bên sơ cấp thường có cảnh báo “Nguy
hiểm” sờ vào sẽ bị giật, còn bên thứ cấp được nối với mass của máy.

· Như sơ đồ bộ nguồn ở dưới đây, bên sơ cấp có mầu  hồng và bên thứ cấp có mầu xanh.

Khối nguồn Monitor LCD Acer (phần sơ cấp - mầu hồng, phần thứ cấp - mầu xanh)

Các mạch cơ bản trên khối nguồn Monitor LCD

Phần nguồn bên cấp:


Phần nguồn bên thứ cấp


Mạch bảo vệ đầu vào:

  • Để bảo vệ mạch nguồn không bị hỏng khi điện áp đầu vào quá cao, người ta đấu một đi ốt bảo vệ ở ngay đầu vào (VRT601), đi ốt này chịu được tối đa là 300V, nếu điện áp đầu vào vượt quá 300V thì đi ốt này sẽ chập và nổ cầu chì, không cho điện vào trong bộ nguồn.
  • Ở ngay đầu vào người ta gắn một cầu chì, cầu chì này có tác dụng ngắt điện áp khi dòng đi qua nó vượt ngưỡng cho phép.

·  Mạch lọc nhiễu cao tần:

  • Mạch lọc nhiễu có tác dụng triệt tiêu toàn bộ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để chúng lọt vào trong bộ nguồn gây can nhiễu cho máy và làm hỏng linh kiện, các can nhiễu đó bao gồm:
    - Nhiễu từ sấm sét
    - Nhiễu công nghiệp
    - Nhiễu từ các thiết bị phát ra xung điện v v…

·  Mạch chỉnh lưu và lọc điện áp AC 220V thành DC 300V:

  • Mạch chỉnh lưu sử dụng đi ốt mắc theo hình cầu để chỉnh lưu điện áp AC thành DC
  • Tụ lọc nguồn chính sẽ lọc cho điện áp DC bằng phẳng

IC dao động - KA3842

Các chân của IC -KA3842 

Sơ đồ khối bên trong IC - KA3842

  • IC dao động KA3842 được sử dụng rộng dãi trong các bộ nguồn xung có
    sử dụng Mosfet, IC này có 8 chân và các chân có chức năng như sau:
    * Chân 1 (COMP)
    đây là chân nhận điện áp hồi tiếp dương đưa về mạch so sánh, khi điện
    áp chân 1 tăng thì biên độ dao động ra tăng => điện áp ra tăng, khi
    điện áp chân 1 giảm thì biên độ dao động giảm => điện áp ra giảm.
    * Chân 2 (FB)
    đây là chân nhận điện áp hồi tiếp âm, khi điện áp chân 2 tăng thì biên
    độ dao động ra giảm => và điện áp ra giảm, khi điện áp chân 2 giảm
    thì điện áp thứ cấp ra sẽ tăng lên.
    * Chân 3 (ISSEN) - chân bảo vệ, khi chân này có điện áp > = 0,6 V thì IC sẽ ngắt dao động để bảo vệ đèn công suất hoặc bảo vệ máy.
    * Chân 4 (R/C) đây
    là chân dao động R/C, giá trị điện trở và tụ điện bám vào chân này sẽ
    quyết định tần số dao động của bộ nguồn, khi khối nguồn đang hoạt động
    ta không được đo vào chân này, vì khi đó dao động bị sai làm hỏng đèn
    công suất.
    * Chân 5 (GND) - đấu với mass bên sơ cấp hay cực âm tụ lọc nguồn
    * Chân 6 (OUT)
    - đây là chân dao động ra, dao động ra từ chân 6 sẽ được đưa tới chân G
    của đèn công suất để điều khiển đèn công suất hoạt động.
    * Chân 7 (VCC) - Chân cấp nguồn cho IC, chân này cần phải có 12V đến 14V với IC chân cắm và cần từ 8V đến 12V với IC chân rết loại nhỏ.
    * Chân 8 (VREF)
    - Chân điện áp chuẩn 5V, chân này đưa ra điện áp chuẩn 5V để cấp cho
    mạch dao động và các mạch cần điện áp chính xác và ổn định.

·  Điện trở mồi và mạch cấp nguồn cho IC

 

  • Khi có điện áp 300V DC, điện áp đi qua R603 và R609 vào định thiên
    cho đèn Q602 dẫn, đưa dòng điện đi qua R602 (Rmồi) đi qua đèn cấp nguồn
    vào chân số 7 của IC
    - Tụ C617 có tác dụng làm cho điện áp đi vào chân 7 tăng từ từ (mạch khởi động mềm)
    - Khi điện áp chân 7 tăng đến khoảng 10V thì IC sẽ hoạt động và điều khiển cho khối nguồn hoạt động.
    -
    Khi nguồn hoạt động, điện áp lấy ra từ cuộn hồi tiếp 9 - 10 được chỉnh
    lưu qua D602 rồi đưa về chân 7, đây sẽ là nguồn chính để duy trì cho IC
    hoạt động.
    - Đồng thời khi nguồn hoạt động, điện áp Vref  ra từ chân 8 sẽ đi qua R610 làm cho đèn Q603 dẫn, tụ điện C618 sẽ làm cho đèn Q618 dẫn chậm lại, khi đèn Q618 dẫn thì đèn Q602 sẽ tắt, vì vậy dòng điện đi qua Rmồi (R602) chỉ được sử dụng trong vài giây lúc đầu.

 

Mạch hồi tiếp so quang:

  • Nếu như không có mạch hồi tiếp thì khi điện áp đầu vào
    tăng hoặc dòng tiêu thụ giảm thì điện áp đầu ra sẽ tăng theo. Khi điện
    áp đầu vào giảm hoặc dòng tiêu thụ tăng thì điện áp ra sẽ giảm xuống,
    vì vậy điện áp ra sẽ không ổn định.
  • Mạch hồi tiếp so quang có chức năng giữ cho điện áp ra ổn định trong mọi trường hợp,  mạch được thiết kế  như sau:
    - Từ điện áp 5V đầu ra, người ta lấy ra một điện áp lấy mẫu thông qua cầu phân áp R711 và R712, điện áp lấy mẫu này sẽ tăng giảm tỷ lệ thuận với điện áp ra.
    - Điện áp lấy mẫu được đưa vào chân R của IC khuếch đại áp lấy mẫu TL431 hoặc KA431
    - Dòng điện đi qua đi ốt so quang sẽ được IC - KA431 điều khiển.
    - Dòng điện qua đi ốt  phát quang sẽ làm đi ốt phát  sáng chiếu
    sang đèn thu quang => đèn thu quang dẫn, dòng điện đi qua đi ốt phát quang tỷ lệ thuận với dòng điện đi qua đèn thu quang trong IC so quang, dòng điện anỳ sẽ được đưa về chân hồi tiếp âm (chân 2) của IC.

Nguyên lý ổn áp:
- Giả sử khi điện áp đầu vào tăng, ngay tức thời thì điện áp đầu ra cũng tăng lên => điện áp lấy mẫu tăng => điện áp chân R của TL431 tăng => dòng điện đi qua TL431 tăng => dòng điện đi qua đi ốt trong IC so quang tăng => dòng điện qua đèn thu quang trong IC so quang tăng => điện áp đưa về chân 2 của IC tăng => biên độ dao động ra giảm xuống => đèn công suất hoạt động giảm và điện áp ra giảm xuống, nó có xu hướng giảm trở về vị trí ban đầu.
- Nếu điện áp đầu vào giảm thì quá trình diễn ra theo xu hướng ngược lại, và kết quả là khi điện áp đầu vào thay đổi lớn nhưng điện áp đầu ra thay đổi không đáng kể, vòng hồi tiếp này có tốc độ điều chỉnh rất nhanh, chỉ mất vài phần ngàn giây vì vậy nó hoàn toàn có thể điều chỉnh kịp thời với các thay đổi đột ngột của điện áp đầu vào.

Khi điện áp vào thay đổi lớn (50%) nhưng nhờ có mạch hồi tiếp mà
điện áp ra thay đổi không đáng kể (khoảng 1%)

 

·  Mạch bảo vệ quá dòng:

  • Để bảo vệ đèn công suất không bị hỏng khi nguồn bị chập tải hay có
    sự cố nào đó khiến dòng tiêu thụ tăng cao, người ta thiết kế mạch bảo
    vệ quá dòng như sau:
    - Từ chân S đèn công suất ta đấu thêm điện trở Rs (R615) xuống mass để tạo ra sụt áp, điện áp này được đưa về chân 3 của IC.
    - Khi dòng tiêu thụ tăng cao, đèn công suất hoạt động mạnh, sụt áp trên Rs tăng lên, nếu điện áp tăng > 0,5V thì IC sẽ ngắt dao động ra, đèn công suất được bảo vệ.
    - Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, dòng qua đèn không còn, nguồn hoạt động trở lại và trở thành tự kích, điện áp ra thấp và dao động.

·  Mạch bảo vệ quá áp:


  • Khi có các sự cố như mất hồi tiếp về chân 2, khi đó điện áp ra sẽ
    tăng cao gây nguy hiểm cho các mạch của máy, để bảo vệ máy không bị
    hỏng khi có sự cố trên, người ta thiết kế mạch bảo vệ quá áp, mạch được
    thiết kế như sau:
    - Người ta mắc một đi ốt Zener 24V từ điện áp VCC
    đến chân G của đi ốt có điều khiển Thristor, chân A của Thiristor đấu
    với chân 1 của IC, chân K đấu với mass
    - Khi điện áp của nguồn ra tăng cao, điện áp VCC tăng theo, nếu điện áp VCC > 24V thì có dòng điện đi qua đi ốt Zener vào chân G làm Thiristor dẫn, điện áp chân 1 của IC bị thoát xuống mass, biên độ dao động ra giảm bằng 0, đèn công suất tắt, điện áp ra mất.
    - Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, điện áp ra mất, không có dòng đi qua đi ốt zener, IC lại cho dao động ra và quá trình lặp đi lặp lại trở thành tự kích, điện áp ra dao động
    .
Trên đây là những vấn đề cơ bản để tìm hiểu kỹ hơn nữa các bạn có thể tham khảo tài liệu tiếng anh dưới đây.

Chúc các bạn thành công trong học tập cũng như trong công việc.

PVV

Bình luận - Đánh giá