0989 576 613

8:00 AM - 17:00 PM
từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Sửa laptop IBM T40,41,42 mất nguồn cấp trước 5V, 3.3V.

Dạy sửa Laptop 16:37 21/06/2016
Nguồn cấp trước là gì ? Nguyên lý mạch tạo ra các điện áp cấp trước. Phương pháp kiểm tra nguồn cấp trước. Phương pháp sửa chữa khi máy mất nguồn cấp trước.

Sửa chữa máy IBM T42 mất nguồn cấp trước 5V, 3.3V.

  • Nguồn cấp trước là gì ?
  • Nguyên lý mạch tạo ra các điện áp cấp trước.
  • Phương pháp kiểm tra nguồn cấp trước.
  • Phương pháp sửa chữa khi máy mất nguồn cấp trước.

1 - Nguồn cấp trước là gì ?

  • Nguồn cấp trước là nguồn điện xuất hiện trước khi ta bấm công tắc mở nguồn (Nếu máy sử dụng nguồn Adapter).
  • Nguồn cấp trước thông thường có hai điện áp là 5V và 3.3V, trên các máy IBM có bốn điện áp là 5V, 3.3V, 1.8V và 1.2V
  • Nguồn cấp trước do các nguồn xung tạo ra và chỉ hoạt động khi có sự điều khiển của IC  Power Control.
  • Nguồn cấp trước hoạt động kể cả khi máy không mở nguồn  nhằm cung cấp điện áp cho mạch điều khiển xạc.
  • Nếu nguồn cấp trước không hoạt động thì máy chưa có dòng tiêu thụ, khi nguồn cấp trước xuất hiện máy có dòng tiêu thụ
    khoảng 0,02 đến 0,04A.
  • Khi máy có nguồn cấp trước thì bạn đo ở các chân Data, Clock, Temp của chân Pin sẽ có điện áp khoảng 2 đến 3V.

2 - Nguyên lý hoạt động của nguồn cấp trước trên các máy IBM.


Chú thích các thành phần trên sơ đồ.

  • Mạch bảo vệ  - Mạch bảo vệ được đấu với chân SHDN (Shutdown).
    - Trên máy Laptop mạch bảo vệ quá nhiệt do một IC nhỏ thực hiện, IC này thường nằm bên dưới của CPU, khi
    nhiệt độ của CPU tăng quá ngưỡng cho phép, IC này sẽ làm chập tín hiệu SHDN (Shutdow) xuống mass, khi đó
    IC dao động sẽ bị khoá.

  • PMH4 - IC điều khiển nguồn, trên các máy IBM thì IC điều khiển có ký hiệu là PMH...(PMH4, PMH6...)
    IC điều khiển nguồn trên Laptop có nhiệm vụ điều khiển các mạch nguồn xung hoạt động và giám sát các mạch
    nguồn thông qua các tín hiệu phản hồi.

  • MAX1631 - IC dao động điều khiển nguồn xung tạo ra điện áp 5V và 3V cấp trước.
    Các điều kiện để IC hoạt động:
    - Có nguồn V+ (từ 5V trở lên đến 24V)
    - Có nguồn VDD (5V)
    - Chân SHDN (Shutdown) có mức cao (3V)
    - Chân ON5  đây là chân lệnh mở nguồn 5V, nếu chân này có mức cao (khoảng 3V) sẽ cho phép
    mạch tạo điện áp 5V hoạt động.
    - Chân ON3 đây là chân lệnh mở nguồn 3V, nếu chân này có mức cao sẽ cho phép mạch tạo áp
    3V hoạt động.

  • Các chân khác của IC - MAX1631.
    - DH5 (Drive High 5) - xung điều khiển điện áp cao đường 5V
    - DL5 (Drive Low 5) - xung điều khiển điện áp thấp đường 5V
    - LX5 - chân kết nối đến điểm giữa hai Mosfet.
    - FB5 (Feed Back 5) - điện áp hồi tiếp đường 5V

 

3 - Phương pháp kiểm tra nguồn cấp trước 5V - 3,3V.

  Để xác định xem nguồn cấp trước có hoạt động hay không, chúng ta có 3 cách sau đây:

a) Dùng nguồn đa năng kiểm tra dòng tiêu thụ trước khi bấm công tắc.

  • Nếu máy có nguồn cấp trước thì máy có dòng tiêu thụ khoảng 0,02A đến 0,05A trước khi bấm công tắc.

  • Máy có dòng tiêu thụ bằng 0 => Là biểu hiện của nguồn cấp trước không hoạt động.


 

b) Đo điện áp ở chân Pin sau khi cắm điện qua cổng DC IN.

  • Cấp nguồn qua rắc DC IN, nếu nguồn cấp trước 5V và 3,3V hoạt động thì sẽ có điện áp khoảng 3 đến 5V
    đưa ra các chân Data, Clock và Temp của Pin.
  • Chỉnh đồng hồ về thang x10V DC, đo vào các chân Data, Clock hoặc Temp nếu thấy có điện áp 3V thì ta
    có thể suy ra là nguồn cấp trước 5V - 3,3V đang hoạt động.
  • Nếu đo điện áp ở các chân Data, Clock và Temp của chân Pin bằng 0V, đồng thời máy không ăn dòng
    thì chắc chắn là máy bị mất các điện áp cấp trước.

c) Đo trực tiếp trên cuộn dây của nguồn xung tạo ra điện áp 5V và 3,3V.

  • Trước hết bạn cần xác định đâu là nguồn xung tạo ra điện áp 5V và 3,3V.
    - Dựa vào kinh nghiệm: nếu bạn đã từng ít nhất tiếp xúc với một vỉ máy thì bạn cần ghi nhớ vị trí của nguồn xung
    tạo ra điện áp 5V và 3,3V hoặc bạn cần ghi lại các thông tin từ một máy vẫn lên nguồn để làm kinh nghiệm khi sửa
    chữa các máy mất nguồn.
    - Tra cứu IC, bạn hãy đọc số IC rồi tra cứu ở trang http://alldatasheet.com   
  • Khi tra cứu nếu IC có chức năng là "Nguồn cấp trước" thì đó là IC điều khiển nguồn 5V và 3,3V.
  •  Nếu bạn tra cứu trên trang alldatasheet.com nếu bạn thấy IC có mạch tạo ra điện áp 5V và 3,3V thì đó là IC của nguồn cấp trước.

               
  • Tra cứu IC - MAX1631 thấy điện áp ra là 5V và 3,3V.
  • Sau khi đã xác định được cuộn dây tạo ra điện áp 5V và 3,3V bạn hãy đo vào chân các cuộn dây này bằng
    thang 10V DC, nếu có điện áp là nguồn cấp trước đã hoạt động, nếu không có điện áp là mất nguồn cấp trước.

 

4 - Phương pháp sửa chữa khi máy mất nguồn cấp trước.

  • Để sửa chữa được bệnh trên, bạn cần biết được điều kiện để có nguồn cấp trước là gì ?, từ đó bạn sẽ đi kiểm
    tra các điều kiện trên xem đã có đầy đủ chưa ?
  • Sơ đồ sau đây sẽ gợi ý cho bạn nhớ lại các điều kiện để có nguồn cấp trước VCC5M và VCC3M trên máy IBM.

  • Các điện áp bạn cần kiểm tra khi mất điện áp VCC5M và VCC3M như sau:
    - Điện áp VINT16 cấp vào chân V+ của IC dao động MAX1631.
    - Điện áp vào ở chân 57 của IC - TB62501.
    - Điện áp chờ VCC3SW ra ở chân 59 của IC - TB62501.
    - Lệnh VCC5M_ON cấp vào chân TIME/ON5 và RUN/ON3 của IC dao động.
    - Chân bảo vệ SHDN của IC dao động.
    - Chân VL (chân 5V ALWAYSON)
    - Các đèn Mosfet trong mạch nguồn xung.
  • Trình tự kiểm tra các điện áp như sau:
    Step 1 - Trước hết bạn hãy kiểm tra điện áp VINT16 xem có 16V không ?
    => Nếu mất điện áp VINT16 thì bạn kiểm tra kỹ các linh kiện F2, Q34 và Q36.
    - Nếu có áp VINT16 rồi thì bạn hãy kiểm tra chân V+ của IC  - MAX1631.
    Step 2 - Sau đó bạn hãy kiểm tra chân VL (chân ALWAYSON) xem có điện áp 5V ra không ?
    => Nếu đã có điện áp 16V ở chân V+ mà chân VL mất điện áp là do hỏng mạch REGU trong IC.
    Step 3 - Kiểm tra chân SHDN (SHUTDOWN) xem có điện áp khoảng 3V không ?
    => Nếu chân SHDN mất điện áp là do chập IC bảo vệ quá nhiệt (IC 5 chân) gắn phía sau CPU.
    Step 4 - Kiểm tra điện áp chân ON5 và ON3 (chân 7 và 28) của IC MAX1631 xem có 3V không ?
    => Nếu chân ON5, ON3 đã có điện áp 3V thì các điều kiện cấp cho IC dao động đã thoả mãn,
    Không có điện áp ra là do IC hỏng hoặc chập Mosfet.
    Step 5 - Nếu mất lệnh VCC5M_ON thì bạn cần kiểm tra điện áp VCC3SW cấp vào các chân 7, 31, 59
    80 và 98 của IC - TB62501 phải có 3,3V,  đồng thời chân EXT_PWR phải có mức 0 (tức là 0V).
    => Nếu hai điều kiện trên thoả mãn thì bạn hãy chép lại ROM, nếu không được thì thay PMH4.
    Step 6 - Nếu bạn kiểm tra điện áp VCC3SW thấy mất điện áp, bạn cần kiểm tra chân 57 của TB62501 xem
    16V không ?
    => Nếu như chân 57 của TB62501 mà có 16V nhưng chân 59 không có điện áp ra 3V là hỏng mạch
    REGU trong IC - TB62501.
    Step 7 - Nếu chân 57 của TB62501 mất điện áp, bạn cần kiểm tra các linh kiện R413, D10, R453.
  • Vị trí, điểm đo các bước trên.

    Step 1 - Bạn có thể đo điện áp VINT16 ở các vị trí mầu đỏ trên vỉ máy như hình dưới.





    + Nếu mất điện áp VINT16 thì bạn hãy kiểm tra các linh kiện sau đây:  DC IN => F2 => Q34 => Q36 => VINT16





    Step 2, Step 3, Step 4  - Các điện áp bạn cần kiểm tra trên IC dao động - MAX1631.









    + Đường mạch đưa lệnh VCC5M_ON từ IC điều khiển PMH4 tới IC dao động MAX1631.





    Step 5, Step 6 - Kiểm tra đường điện áp chờ VCC3SW từ IC - TB62501 cấp cho IC điều khiển nguồn PMH4


    Step 7 - Nếu mất điện áp ở chân 57 của TB62501 thì bạn kiểm tra các kinh kiện sau:
    - F2, R453, D10 đường DC IN
    - F12, F9, D19 đường VBAT


Bài tiếp theo xem link dưới:

Bình luận - Đánh giá