Chip U và Y-series Haswell cho ultrabook của Intel
Sau khi giới thiệu loạt chip Haswell cho desktop và laptop mainstream hồi cuối tuần trước, tạiComputex 2013 đang diễn ra, Intel tiếp tục ra mắt loạt chip mới điện năng thấp cho các dòng máy tính xách tay là ultrabook. Các CPU mới mà Intel giới thiệu tại Hội chợ máy tính ở Đài Loan sẽ là các con chip 2 nhân dùng trên các ultrabook từ OEM sẽ bán ra vào năm nay. Liệu chúng có gì hấp dẫn?
Chip cho ultrabook
Tại Computex 2013, Intel giới thiệu tới 16 CPU mới thuộc 3 dòng vi xử lý của họ là U, Y, và M-series hướng tới các laptop mainstream, laptop mỏng nhẹ, và tablet (cũng như các loại laptop lai chạy Windows 8 cũng rất phổ biến hiện nay). Bài viết dưới đây chúng ta sẽ nói về những thay đổi về điện năng tiêu thụ của chip mà Intel đã áp dụng cho dòng U và Y-series để hiện thực hóa tham vọng di động mà Ivy Bridge chưa làm được; cũng như bàn về các thông số kỹ thuật của các CPU mà Intel công bố ngày hôm nay. Lưu ý rằng các con số dưới đây là thông tin mà Intel công bố, còn thực tế ra sao, chúng ta sẽ phải cần thời gian để thử nghiệm trên các sản phẩm thực tế.
Với Haswell, Intel mở rộng yêu cầu mà các OEM phải đáp ứng để có thể gắn cái tên “ultrabook” cùng với sản phẩm của họ. Intel yêu cầu ultrabook dùng chip Haswell phải là máy tính xách tay dùng màn hình cảm ứng và hỗ trợ truyền nội dung không dây của họ là WiDi (Wireless Display). Intel “khuyến khích” OEM sử dụng các thiết kế lai cho ultrabook của mình.
Với Haswell, Intel muốn hướng tới thế hệ thiết bị “phía sau màn hình” (behind the glass) mà bản chất ở đây là các laptop lai sẽ được thiết kế phần cứng ngay phía sau màn hình như tablet thay vì phần cứng được bố trí ở thân như laptop truyền thống. Như vậy, người dùng có thể dễ dàng mang theo thiết bị bên mình hơn khi bạn gỡ màn hình ra khỏi dock bàn phím. Các thiết kế này hiện đã được áp dụng trên sản phẩm thực tế nhưng hầu hết chúng đều dùng chip ARM hoặc là Atom của chính Intel. Các OEM cũng đã thử áp dụng thiết kế “phía sau màn hình” với Ivy Bridge nhưng hầu như chưa được hoàn hảo. Iconia W700 của Acer thì quá cồng kềnh, còn Surface Pro mỏng hơn thì lại quá nóng.
Các chip U- Y-series nền tảng Haswell được tích hợp cả chipset với cùng CPU giúp cho TDP được giảm xuống đáng kể.
Các chip Haswell Y-series có TDP 11,5 watt, giảm xuống từ 13W trên Ivy Bridge. Tuy nhiên, Y-series được Intel quảng cáo bằng một thông số khác là mức độ tiêu thụ điện SDP. Intel nói rằng chip Y-series sẽ có mức tiêu thụ điện SDP chỉ 7W. Chúng ta đã từng biết về SDP thông qua bài viết này nhưng có thể nói tóm gọn lại rằng với Y-Series, TDP vẫn ở mức 11,5W và mức tiêu thụ điện SDP là nhờ Intel giảm xung nhịp chip xuống. Tuy nhiên, việc các hệ thống này có mức tiêu thụ điện thế nào sẽ còn tùy thuộc ở việc các OEM sẽ buộc con chip chỉ chạy ở SDP 7W hoặc sử dụng TDP tối đa là 11,5W. Ở đây, chúng ta chỉ bàn kỹ hơn về cách làm của Intel để giúp tiết kiệm điện cho dòng Y-series.
Với việc hạ xung nhịp chip xuống nhằm giảm lượng điện tiêu thụ, Y-series đã bị giảm mất một phần hiệu năng. Đổi lại, chúng có thể dùng cho các hệ thống nhỏ gọn mà Intel không cần phải “bôi” thêm ra 1 dòng CPU mới nữa trong ma trận sản phẩm của họ.
Các CPU Y-series có SDP 6W, giảm từ 7W trên Ivy Bridge, và chúng cũng có “c TDP” - TDP có thể thay đổi (Configurable TDP-cTDP) là 9,5W là giá trị giữa TDP tối đa và SDP tối đa. U-series cũng có cTDP 11,5W nhưng Intel không đưa khái niệm SDP vào dòng này.
Lượng điện năng mà con chip Haswell mới tiêu tốn càng thực sự ấn tượng khi mà ở thế hệ này, Intel đã tích hợp cả chipset vào cùng với CPU thay vì chipset là 1 con chip riêng (như trên Ivy Bridge trở về trước). Một ví dụ như trên Ivy Bridge, các chip U-series có TDP 17 watt, còn TDP của chipset là 3 watt, tổng cộng mức tiêu thụ điện sẽ là 20 watt). Mức TDP 15 watt trên U-series nền tảng Haswell đã bao gồm cả TDP của chipset, giúp cho TDP của Haswell giảm được tới tổng cộng 25 so với Ivy Bridge. Chưa kể tới việc tích hợp chipset với CPU cũng sẽ giúp tiết kiệm không gian trên bảng mạch in (PCB), giúp thiết bị có thêm nhiều không gian hơn dành cho pin, RAM, hay các thành phần khác.
Những nỗ lực trên của Intel, kết hợp với trạng thái hoạt động S0ix (Trạng thái mà chip vẫn ở trạng thái hoạt động - active, nhưng tiêu thụ điện tương đương với trạng thái nghỉ - sleep) trên Haswell mà hãng nói tới trước đây, ít nhất là trên lý thuyết, Haswell tỏ ra rất hứa hẹn. Haswell chưa thể tạo ra đột biến về kiểu dáng (form factor) của dòng ultrabook, nhưng có thể giúp giải quyết một số vấn đề mà Ivy Bridge vẫn đang mắc phải vốn đã lộ rõ trên sản phẩm thực tế như Surface Pro (pin kém, máy nóng), Asus Taichi và Aspire S7 (pin kém). Điều mà chúng ta chờ đợi lúc này là các ultrabook dùng chip Haswell được bán ra để kiểm chứng khả năng thực tế của chúng mà thôi.
Tham khảo: Arstechnica.com
Bài mới
- Nguồn Type C của laptop, hay còn gọi là cổng USB Type C,
- Quy định Vỏ laptop các mặt của vỏ máy A B C D Quy ước Vỏ máy tính xách tay
- Thay vỏ laptop tại hà nội, những điều cần biết khi hỏi mua vỏ máy tính xách tay laptop. Quy đinh vỏ
- Sửa Macbook - Sửa IMAC - SỬA IPAD 2020
- #Sửa_Loa_thay_loa_laptop
- #Sua_Laptop #Sửa_Laptop #2020 Diệt Virus lấy ngay
- Macbook air Pro không nhận bàn phím và trackpad cách khắc phục
- #Sua_Laptop #Sửa_Laptop #2020
- Macbook sạc không vào pin không nhận pin Batery phải làm sao ?
- BÀN PHÍM MACBOOK BỊ KẸT, BỊ CHẬP CHỮ CHẠY IIIII AAA .... GÕ KHÔNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT RA SAO