Mainboard: Những lỗi cơ bản thường gặp
Mainboard là thành phần chính yếu trong máy vi tính. Hư hỏng do mainboard gây ra sẽ làm cho toàn bộ hệ thống “Ngừng thở”, “không hình, không tiếng ” hoặc “chập chờn không ổn định” hay “treo máy”… Nói chung là “rất khó chịu”. Đối với dân “phần cứng” thì không lo mấy, nhưng đối với nhiều người thì việc mainboard bị lỗi là cực kỳ khủng khiếp.
Pan 1: Không nhận Card mở rộng, AGP, Sound…, không nhận RAM…
Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt.
Xử lý: Vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Pan 2: Chết BIOS
Lỗi này trước đây do một loại virus chuyên ăn thịt Chip
BIOS. Ngoài ra lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng
cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành
công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết
được. (Cái chiêu này tôi chưa giới thiệu trong phần “hướng dẫn sử dụng
Card Test Mainboard” vì do lỗi này cũng ít xa) Ở đây tôi chỉ đề cập tới
trường hợp bạn bị die do “nâng cấp BIOS” không thành công.
Xử lý: Ghi nhận lại hãng sản xuất mainboard, model, Fix… càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ chép vào dùm. Ở TP.HCM bạn có thể đến khu vực chợ Nhật Tảo. Loại máy chép ROM này chỉ có những nơi bảo hành main lớn mới có.
Pan 3: Phù tụ. (Rất thường xảy ra – do nguồn không ổn định)
Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì
được, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới
OK) đa phần các pan không ổn định, chập chờn.
Quan sát các tụ hóa (nếu chưa biết thì đợi bài viết về tụ sẽ giới
thiệu) trên main. Trong trường hợp này các tụ sẽ bung lên theo hướng có
gạch chéo.
Xử lý: Thay các tụ này, mua loại 3300uF/16V (loại kích thước nhỏ nhất –
vì Tụ zin trên main rất nhỏ nếu kích thước lớn sẽ không thay được) loại
này nếu mua lẽ chừng 1500 -> 2000 cái. (Tôi thường mua nguyên bịch
100 cái để xài)
Hình dạng tụ bị phù, cháy, nổ.
Còn nhiều pan khác nhưng tôi giới thiệu các bạn những pan thông dụng nhất.
Theo Lê Quang Vinh
Bài mới
- Nguồn Type C của laptop, hay còn gọi là cổng USB Type C,
- Quy định Vỏ laptop các mặt của vỏ máy A B C D Quy ước Vỏ máy tính xách tay
- Thay vỏ laptop tại hà nội, những điều cần biết khi hỏi mua vỏ máy tính xách tay laptop. Quy đinh vỏ
- Sửa Macbook - Sửa IMAC - SỬA IPAD 2020
- #Sửa_Loa_thay_loa_laptop
- #Sua_Laptop #Sửa_Laptop #2020 Diệt Virus lấy ngay
- Macbook air Pro không nhận bàn phím và trackpad cách khắc phục
- #Sua_Laptop #Sửa_Laptop #2020
- Macbook sạc không vào pin không nhận pin Batery phải làm sao ?
- BÀN PHÍM MACBOOK BỊ KẸT, BỊ CHẬP CHỮ CHẠY IIIII AAA .... GÕ KHÔNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT RA SAO