0913 083 613

8:00 AM - 17:00 PM
từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Monitor Nguyên nhân ngắt nguồn khi dùng IC KA3842

Dạy sửa LCD 16:37 21/06/2016
Monitor: Nguyên nhân ngắt nguồn khi dùng IC KA3842 các học viên tham khảo thêm bài viết dưới

Sơ đồ nguyên lý khối nguồn sử dụng IC KA3842 hoặc UC3842

Sơ đồ mạch nguồn sử dụng IC dao động KA3842

  • IC UC3842 hay KA3842 là một
  • IC KA3842 có 8 chân và nhiệm vụ của các chân như sau :
    - Chân 1 ( COMP ) – đây là chân nhận điện áp so sánh, điện áp chân số 1 tỷ lệ thuận với điện áp ra, thông thường trong mạch nguồn, chân 1 không nhận áp hồi tiếp mà chỉ đấu qua một R sang chân số 2 .
    - Chân 2 ( VFB ) đây là chân nhận điện áp hồi tiếp, có thể hồi tiếp so quang hoặc hồi tiếp trực tiếp từ cuộn hồi tiếp sau khi đi qua cầu phân áp, điện áp hồi tiếp về chân 2 tỷ lệ nghịch với điện áp ra, nếu một lý do nào đó làm điện áp đưa về chân 2 tăng lên thì điện áp ra sẽ giảm thấp hoặc bị ngắt .
    - Chân 3 ( CURRENT SENSE ) chân cảm biến dòng, chân này theo dõi điện áp ở chân S của đèn Mosfet, nếu dòng qua Mosfet tăng => điện áp chân S sẽ tăng => điện áp chân 3 sẽ tăng, nếu áp chân 3 tăng đến ngưỡng khoảng 0,6V thì dao động ra sẽ bị ngắt, điện trở chân S xuống mass khoảng 0,22 ohm , nếu điện trở này tăng trị số hoặc bị thay trị số lớn hơn thì khi chạy có tải là nguồn bị ngắt .
    - Chân 4 ( Rt / Ct ) chân nối với R-C tạo dao động , tần số dao động phụ thuộc vào trị số R và C ở chân 4, người ta thường đưa xung dòng hồi tiếp về chân 4 để đồng pha giữa tần số dòng với tần số dao động nguồn, điều đó đảm bảo khi sò dòng hoạt động tiêu thụ nguồn thì Mosfet nguồn cũng mở để kịp thời cung cấp, điều đó làm cho điện áp ra không bị sụt áp khi cao áp chạy .
    - Chân 5 là Mass
    - Chân 6 : là chân dao động ra, dao động ra là dạng xung vuông có độ rộng có thể thay đổi để điều chỉnh thời gian ngắt mở của Mosfet, thời gian ngắt mở của Mosfet thay đổi thì điện áp ra thay đổi .
    - Chân 7 là chân Vcc, điện áp cung cấp cho chân 7 tử 12V đến 14V, nếu điện áp giảm
    < 12V thì dao động có thể bị ngắt , điện áp chân 7 được cấp qua trở mồi, khi nguồn chạy điện áp này được bổ xung từ cuộn hồi tiếp sau khi chúng được chỉnh lưu và lọc .
    - Chân 8 ( Vref ) đây là chân từ IC đưa ra điện áp chuẩn 5V, điện áp này thường dùng để cung cấp cho chân dao động số 4, người ta thường thiết kế mạch bảo vệ bám vào chân 8 để khi nguồn có sự cố sẽ làm mất nguồn ở chân 8 => mạch ngắt dao động .

  • Các trường hợp nguồn bị ngắt :
    - Trong mạch nguồn, ngoài những linh kiện chính như sơ đồ ở trên thì người ta thường thiết kế các mạch bảo vệ nhằm ngắt nguồn khi cần thiết như khi :
    => Nguồn bị quá tải, bị chập tải hoặc dòng tiêu thụ tăng bất thường .
    => Có tín hiệu báo sự cố từ vi xử lý đưa về qua IC so quang
    => Cao áp bị chập làm cho xung dòng hồi tiếp về giảm hoặc mất .
    - Các mạch bảo vệ thường được thiết kế ở dạng :
    => Làm mất nguồn 5V ở chân số 8
    => Hoặc làm mất nguồn 12V ở chân số 7
    => Hoặc làm mất điện áp chân số 1
    => Hoặc làm cho chân 2 điện áp tăng cao .
    - Bạn hãy vẽ mạch và tự tìm ra các mạch bảo vệ như trên, rất tiếc chúng tôi không có sơ đồ cụ thể để chỉ cho bạn, nếu bạn xác định đúng mạch bảo vệ, bạn hãy vô hiệu hoá nó bằng cách tháo chúng ra khỏi mạch .

Nguồn

Bình luận - Đánh giá