0913 083 613

8:00 AM - 17:00 PM
từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Phân tích hoạt động của nguồn cấp trước 5V - 3V trên máy HP DV4

Dạy sửa Laptop 16:37 21/06/2016
Phân tích hoạt động của nguồn cấp trước 5V - 3V trên máy HP DV4. Trước hết bạn hãy đọc một số mạch nhỏ trước sau đó ghép vào mạch lớn

1 - Phân tích hoạt động của nguồn cấp trước 5V - 3V trên máy HP DV4

Trước hết bạn hãy đọc một số mạch nhỏ trước sau đó ghép vào mạch lớn











 

* Đường lệnh điều khiển EC_ON từ IC điều khiển KB926 đến IC dao động TPS51125

2 - Phương pháp kiểm tra nguồn cấp trước 5V - 3V.

  1. Đặc điểm của nguồn cấp trước 5V, 3V.
    - Hoạt động ngay khi chúng ta cấp nguồn Adapter qua rắc cắm DC IN.
    - Hoạt động trước khi chúng ta bấm công tắc (Nếu sử dụng Adapter)
    - Khi nguồn cấp trước hoạt động thì máy tiêu thụ một dòng điện nhỏ khoảng 0,02 đến 0,05A
    Vì vậy cách kiểm tra nguồn cấp trước như sau:
  2. Phương pháp kiểm tra nguồn cấp trước.
    - Dùng bộ nguồn đa năng, chỉnh về điện áp 20V.
    - Cấp nguồn cho máy qua cổng DC IN và quan sát dòng tiêu thụ, bạn sẽ gặp một trong các trường hợp sau:

    a) Trường hợp nguồn cấp trước 5V - 3V có hoạt động.
     - Kiểm tra bằng nguồn đa năng thấy máy có ăn dòng khoảng 0,03A và đo hai chân Pin ở giữa
    là Data và Clock thấy có khoảng 3V là chứng tỏ nguồn cấp trước 5V - 3V vẫn đang hoạt động.





Nếu nguồn cấp trước 5V, 3V hoạt động thì đo các chân Data, Clock của Pin sẽ có điện áp khoảng 3V

b) Trường hợp nguồn cấp trước 5V - 3V không  hoạt động.
- Kiểm tra bằng nguồn đa năng thấy máy không ăn dòng  và đo hai chân Pin ở giữa
là Data và Clock thấy không có điện áp là chứng tỏ nguồn cấp trước 5V - 3V không hoạt động.


3 - Sửa chữa nguồn cấp trước 5V - 3V.

  1. Biểu hiện của máy khi hỏng nguồn cấp trước.
    - Máy sẽ không lên đèn báo nguồn, không vào điện.
    - Sử dụng nguồn đa năng kiểm tra thấy máy không ăn dòng.
    - Đo chân Data và Clock của chân Pin không có điện áp.
  2. Phương pháp kiểm tra sửa chữa nguồn cấp trước 5V - 3V.
    Để sửa được nguồn cấp trước 5V - 3V bạn cần phải xác định được các yếu tố sau:
    - Vai trò của nguồn cấp trước là gì, tại sao máy lại cần đến nguồn cấp trước 5V- 3V ?
    - Để nguồn cấp trước hoạt động nó cần những điều kiện gì ?
    - Vị trí nguồn cấp trước đó ở đâu trong mạch ?

    * Vai trò của nguồn cấp trước trong máy.



    Nguồn cấp trước 5V - 3V trong máy xuất hiện trước khi chúng ta bấm công tắc (nếu sử dụng Adapter) và xuất hiện sau
    khi bấm công tắc (nếu chỉ sử dụng Pin) nhưng nó luôn xuất hiện trước các nguồn điện thứ cấp với mục đích:
    - Cấp nguồn cho mạch điều khiển xạc Pin.
    - Cấp nguồn 5V cho các IC dao động của nguồn thứ cấp.

    * Các điều kiện để nguồn cấp trước hoạt động.



    Điều kiện để nguồn cấp trước hoạt động và tạo ra điện áp 5V (+5VALWP) và 3V (+3VALWP):



     
    • Cần có điện áp B+ (=20V) cấp cho IC dao động qua chân VIN (16) và cấp cho tầng công suất.
      - Nếu mất điện áp này thì bạn cần kiểm tra lại mạch đầu vào.
    • Cần có điện áp 5V đi ra ở chân VREG5 (17)
      - Nếu mất điện áp này là hỏng IC dao động TPS51125
    • Cần có điện áp 3V đi ra ở chân VREG3 (8)
      - Nếu mất điện áp này là hỏng IC dao động TPS51125
    • Cần có điện áp 2V ra ở chân VREF (3)
      - Nếu mất điện áp này là hỏng IC dao động TPS51125
    • Cần có điện áp ở chân TONSEL
      - Chân này nối với điện áp VREF nên mất điện chân này là do mất điện ở chân VREF.
    • Cần có lệnh ENTRIP1 và ENTRIP2 khoảng 3V.
      - Nếu mất các điện áp lệnh này thì bạn cần kiểm tra nguồn 3V cấp cho IC điều khiển, kiểm tra chân AC_IN (EXT_PWR) phải có mức cao (3V), nguồn VIN từ chân Adapter cần có điện áp tối thiểu là 14,5V.


      Lưu ý:  Để kiểm tra được điện áp tai các chân IC, bạn cần đấu một chiếc kim vào đầu que đo vì các chân này rất nhỏ, khi đo tránh để các chân chạm chập vào nhau.
      - Chân 1 được tính từ góc có dấu chấm và đếm dần theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ.  (như hình bên chân 1 có mũi tên chỉ vào)

    * Xác định vị trí nguồn cấp trước trên máy.
    - Khi kiểm tra chúng ta thường lúng túng trước câu hỏi: Nguồn cấp trước ở đâu ?
    - Cầm một vỉ máy trên tay trước hàng nghìn linh kiện, làm sao để tìm ra linh kiện hoặc mạch điện mà chúng ta đang quan tâm, điều
    này ta cần có phương pháp, phương pháp đó được đề cầp trong các bài học ở chương 2 của giáo trình này.
    - Để tìm ra mạch nguồn cấp trước tạo ra điện áp 5V - 3V bạn cần có những kiến thức sau đây:
           + Phương pháp để xác định một nguồn xung là gì ?
    + Trên mỗi máy Laptop có khoảng bao nhiêu nguồn xung và bao nhiêu IC dao động ?
    + Những nguồn xung nào có thể xác định được ngay và những nguồn xung nào đòi hỏi phải tra cứu đo đạc.

      a) Phương pháp để xác định một nguồn xung.
    - Nguồn xung trên máy Laptop được cấu tạo bởi IC dao động, các đèn Mosfet và cuộn dây.
    - Mỗi nguồn xung có 1 cuộn dây, 2 đèn Mosfet và 1 hoặc 1/2 IC dao động.


    b) Trên Laptop có từ 7 đến 10 nguồn xung, trong đó có.
    - 1 nguồn cấp trước 5V
    - 1 nguồn cấp trước 3V
    - 1 nguồn xạc pin
    - 1 nguồn VCORE
    - Còn lại là các nguồn thứ cấp, có từ 3 đến 6 nguồn thứ cấp, gồm các điện áp.
    2,5V ; 1,8V; 1,5V; 1,25V; 1,2V; 1,05V
    Nếu máy sử dụng RAM DDR2 thì không có điện áp 2,5V và 1,25V
    Ngoài ra một số nguồn có dòng tiêu thụ nhỏ như nguồn 1,2V có thể được tạo ra bởi nguồn ổn áp tuyến tính.

    c) Các nguồn xung sau đây có thể dễ dàng nhận ra, bao gồm:

    * Mạch VRM - Nguồn xung tạo ra điện áp VCORE cấp cho CPU.




    * Nguồn xung điều khiển xạc có thể nhận ra bằng cách - nguồn xạc đứng gần chân kết nối pin.



    d) Các nguồn xung sau cần phải tra cứu hoặc dựa vào kinh nghiệm.
    Các nguồn xung sau đây thường khó xác định bằng các phương pháp đơn giản, nếu bạn không có kinh nghiệm bạn cần
    phải tra cứu IC dao động để biết đó là nguồn gì ? Nguồn cấp trước hay nguồn thứ cấp.
    Lưu ý: Mỗi máy chỉ có 01 IC của nguồn cấp trước 5V - 3V và có khoảng 2 đến 3 IC của nguồn thứ cấp, các IC của nguồn thứ cấp có thể giống nhau và có thể sử dụng một mã số IC điều khiển các điện áp khác nhau:
    Ví dụ: trên máy IBM T42 - Các điện áp thứ cấp 2,5V; 1,8V; 1,2V và 1,05V đều sử dụng IC dao động MAX1845.

    Các tra cứu:

    - Xác định IC dao động của các nguồn xung.
    - Dùng kính núp soi để đọc ký hiệu của IC.



    - Sau đó bạn kích vào http://www.alldatasheet.com/view.jsp?Searchword= để tra cứu

    - Sau khi tra cứu bạn sẽ thấy IC đó có chức năng là Nguồn cấp trước hoặc Nguồn thứ cấp, nếu
    muốn xem chi tiết về IC thì bạn kích vào ký hiệu IC ở cột Tra cứu bên phải.

  3. Thực hiện đo đạc kiểm tra nguồn cấp trước.

    * Khi kiểm tra bạn nên mở sơ đồ nguyên lý ra để nhận biết các điện áp, vị trí đo của nguồn xung 5V- 3V trên máy HP DV4



-  Bạn có thể đo điện áp 5V tại chân cuộn dây PL303.




- Bạn có thể đo điện áp 3V tại chân cuộn dây PL302 (cuộn PL302 ở mạch in phía dưới đối diện với cuộn dây PL303)

* Nếu phép đo cho kết quả điện áp ra = 0 thì bạn cần kiểm tra các điều kiện như sau:

>> Bạn hãy kiểm tra điện áp B+ (=20) cấp cho chân D đèn Mosfet PQ302 xem có không ?


>> Kiểm tra chân số 3 (VREG3) xem có điện áp ra 3V không, nếu mất điện chân này là hỏng IC - TPS51125
>> Kiểm tra chân số 17 (VREG5 xem có điện áp ra 5V không, nếu mất điện chân này là hỏng IC - TPS51125
>> Kiểm tra chân số 3 (VREF) xem có điện áp ra 2V không, nếu mất điện chân này là hỏng IC - TPS51125
>> Kiểm tra chân số 1 (ENTRIP1) và chân số 6 (ENTRIP2) xem có lệnh điều khiển từ IC điều khiển tới không
lệnh này khoảng 3V, nếu mất điện áp lệnh này thì cần kiểm tra lại IC điều khiển, chân AC_IN, chân Vcc.

  4 - Kết quả kiểm tra và hướng khắc phục.

  • Trường hợp kiểm tra thấy mất điện áp B+ (20V) cấp vào chân đèn công suất hoặc chân 16 (VIN) của IC -TPS51125.
    Bạn hãy kiểm tra kỹ các linh kiện sau đây.
    - Kiểm tra đèn Mosfet thuận PQ101
    - Kiểm tra đèn Mosfet thuận PQ103


    Vị trí đèn PQ101 ở ngay rắc cắm nguồn Adapter, nếu đèn này hỏng cũng sẽ gây mất điện áp B+ (20V)





    Vị trí đèn PQ103 ở mặt sau, nếu đèn này hỏng thì sẽ mất điện áp 20V đi vào máy (nguồn B+)

  • Trường hợp đo thấy mất điện áp một trong các chân VREG5 (5V), VREG3 (3V)  hoặc VREF (2V)

    - Khi đo thấy mất điện áp của một trong 3 chân trên thì bạn phải thay IC dao động TPS51125
  • Trường hợp mất điện áp lệnh ở chân ENTRIP1 và ENTRIP2 (khoảng 3V)
    - Nếu mất điện áp lệnh ENTRIP1 và ENTRIP2 thì bạn cần kiểm tra các yếu tố để tạo ra lệnh này xung quanh
    IC điều khiển:
    - Kiểm tra điện áp 3V cấp cho các chân Vcc của IC - KB926.
    - Kiểm tra chân AC_IN báo có tín hiệu cắm Adapter, chân này phải có mức cao 3V
    - Kiểm tra chân lệnh ra EC_ON chân này có 3V là lệnh ra đã OK, chân này không có điện áp là mất lệnh ra.
    chân EC_ON mất điện áp trong khi có áp Vcc và AC_IN thì có thể do lỗi BIOS hoặc hỏng IC - KB926.
    (BIOS của Laptop ngoài chức năng khởi động và Test máy nó còn điều khiển IC quản lý nguồn)







    Nếu lệnh EC_ON tại IC- KB926 đã có 3V nhưng tại chân IC - TPS51125 lại mất thì bạn hãy dò để kiểm tra các linh kiện
    PQ305, PQ306, PQ307 như ở sơ đồ dưới đây.

 5 - Kinh nghiệm thực tế:

  • Trong  thực tế khi mất điện áp 5V - 3V do nguòn xung tạo áp cấp trước không hoạt động, đa số do một trong ba nguyên nhân sau đây:
    1) Do mất điện áp B+ (20V) => Thường do hỏng các Mosfet thuận đầu vào.
    2) Do mất điện áp VREG (3V) ra ở chân 8 của IC dao động TPS51125 nên dẫn đến mất điện áp cấp cho IC điều khiển KB926.
    3) Do mất tín hiệu báo có nguồn Adapter ở chân AC_IN (hoặc EXT_PWR) của IC - KB926, một số dòng máy chân này lấy tín
    hiệu từ chân AC_OK của IC dao động xạc, nên khi mất tín hiệu này thì thường do hỏng IC dao động xạc Pin.
Bài viết tiếp theo xem tại link sau:

Bình luận - Đánh giá