0989 576 613

8:00 AM - 17:00 PM
từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

ROM BIOS trên máy LAPTOP

Dạy sửa Laptop 16:37 21/06/2016
ROM BIOS trên máy LAPTOP Khái niệm biểu hiện lỗi cách xử lý
ROM BIOS trên máy LAPTOP

1) Khái niệm về ROM BIOS.

  • ROM (Read Olly Memory) là tên của IC,  một Chip nhớ chỉ cho phép đọc dữ liệu mà không cho ghi trong quá trình
    máy hoạt động, tuy nhiên ngày nay người ta sử dụng FLASH ROM nên việc ghi tín hiệu được dễ dàng hơn, đó là khi
    chúng ta Update BIOS hoặc Nạp BIOS là chúng ta thực hiện ghi dữ liệu vào ROM.
  • BIOS (Basic Input/ Output System) - Chương trình vào ra cơ sở - Đây là chương trình máy tính chạy đầu tiên khi mới
    bật nguồn, chứa các lệnh cơ bản nhất để giúp máy khởi động và kiểm tra sơ bộ các chi tiết phần cứng.
    Trên máy Laptop ngày nay, BIOS được giao thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
    1 - Lưu danh sách các chi tiết phần cứng và danh sách mã lỗi để máy khởi động và kiểm tra các thiết bị khi mới bật nguồn.
    2 - Lưu bản CMOS SETUP mặc định để cung cấp cấu hình máy trong trường hợp RAM CMOS bị mất dữ liệu (hết Pin CMOS)
    3 - Lưu trình điều khiển các thiết bị phần cứng để máy chạy được khi chưa có hệ điều hành.
    4 - Cung cấp chương trình điều khiển các nguồn xung và mạch xạc hoạt động, quản lý các nguồn cung cấp trên toàn hệ thống.

2) Biểu hiện khi máy hỏng ROM hoặc lỗi chương trình BIOS.

  • Khi máy bật nguồn, sau khi CPU hoạt động thì việc đầu tiên là truy cập ROM để nạp chương trình BIOS.
    - Nếu ROM hỏng thì quá trình nạp BIOS sẽ thất bại => Vì vậy máy sẽ không lên nguồn vì không có chương trình điều
    khiển nguồn.
    - Nếu lỗi chương trình BIOS thì tuỳ theo mức độ:
    + Lỗi phần điều khiển nguồn => Thì máy không lên nguồn.
    + Lỗi phần khởi động thì máy mất khả năng khởi động, có đèn báo nguồn nhưng không lên hình, khi kiểm tra bằng
    Card Test thấy số Hecxa không nhảy số.

3) Các loại ROM sử dụng trên Laptop và máy nạp ROM thông dụng hiện nay.

  •    Hiện nay có 2 loại ROM thông dụng sau đây được sử dụng trên các máy Laptop.
  • Socket để gắn ROM khi nạp lại BIOS
  • Máy nạp BIOS thông dụng hiện nay.
    - Hiện nay bạn có thể mua các máy nạp BIOS  hiệu SUPERPRO - XELTEX

4) ROM BIOS trên máy LAPTOP IBM T42

  • Máy IBM T42 sử dụng ROM BIOS là một Chip 40 chân, kết nối đến Chipset nam qua giao tiếp LPC


               ROM BIOS trên sơ đồ khối của máy LAPTOP, liên kết với Chipset nam thông qua giao tiếp LPC.
  • Sơ đồ mạch ROM BIOS của máy LAPOP IBM T42


    Chú thích các chân:
    INIT#       Chân thiết lập lại thứ 2 (chân Reset thứ 2)
    RST#       Chân Reset thứ nhất cho phép khởi động
    CLK        Chân nhận xung Clock 33MHz

    RFU  (Reserved For Future Use) Chân để sử dụng trong tương lai.
    VPP      Chân cấp nguồn cho khối lập trình và xoá
    VCCA  Chân cấp nguồn cho mạch Analog
    VCC    Chân cấp nguồn chính cho IC
    WP# (Write Protect) Chân bảo vệ ghi, chân này được nối với mức thấp để chống ghi xoá.
    TBL#  (Top Block Lock) - Chân khoá khối địa chỉ cao nhất, ngăn chặn xoá hoặc ghi đè chương trình lên phần đầu của ROM
    FWH - các chân giao tiếp với Chipset qua chuẩn giao tiếp LPC

 

5) ROM BIOS trên máy COMPAQ CQ40

  • ROM BIOS trên vỉ máy COMPAQ CQ40
  • Trên sơ đồ khối của máy COMPAQ CQ40, ROM BIOS giao tiếp với Chip SIO (IC điều khiển nguồn), máy chỉ có 1 ROM
    nên bộ nhớ này cung cấp chương trình BIOS điều khiển hoạt động của Chip SIO và điều khiển quá trình POST máy.

  • Sơ đồ chân và chú thích các chân ROM - 25LF080A trên máy COMPAQ CQ40

 

6) ROM BIOS trên máy ACER Aspire 5742 (Dòng máy Core i3)

  • Trên máy ACER 5742 có tới 2 BIOS
    - Một BIOS đứng cạnh Chipset - cung cấp chương trình khởi động máy, BIOS này có dung lượng khoảng 4MB
    - Một BIOS đứng cạnh Chip SIO (chip điều khiển nguồn) để điều khiển các hoạt động của IC này, BIOS này
    chỉ có dung lượng khoảng 128KB

  • Sơ đồ khối của máy ACER Aspire 5742.
    - ROM kết nối với Chipset có dung lượng là 4MB cung cấp chương trình khởi động máy và kiểm tra thiết bị trên Main, nếu bị lỗi
    BIOS trên IC này sẽ sinh ra hiện tượng: CPU hoạt động 2 đến 3 giây rồi ngừng, nếu kiểm tra bằng nguồn đa năng thì dòng tăng
    đến khoảng 1,2A rồi lại giảm xuống 0,9A (dòng máy CPU dual core thì ăn dòng thấp hơn), nếu kiểm tra bằng Card Test thì
    thấy số Hecxa không nhảy số.
    - ROM kết nối với chip điều khiển nguồn SIO có dung lượng là 128KB, ROM này cung cấp chương trình cho IC - SIO hoạt động
    bao gồm các chương trình quản lý và điều khiển hoạt động của các nguồn xung, điều khiển quá trình xạc Pin, nếu lỗi chương trình
    trong ROM này thì máy sẽ không lên nguồn, mất nguồn 5V, 3V cấp trước, thậm chí làm mất nguồn đầu vào 19V cung cấp cho các
    nguồn xung trong máy.

  • Sơ đồ chân ROM giao tiếp với Chipset để cung cấp chương trình khởi động máy.

  • Sơ đồ chân ROM giao tiếp với chip  SIO (KB926) để điều khiển các hoạt động của IC này, bao gồm điều
    khiển các hoạt động mở nguồn và quản lý các điện áp trên máy, điều khiển xạc pin.

Bình luận - Đánh giá