0913 083 613

8:00 AM - 17:00 PM
từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Tìm hiểu Về Máy in - Lỗi hư hỏng của máy in và cách khắc phục

Tài liệu khác 16:37 21/06/2016
Bài Viết này được viết bởi Phòng kỹ thuật xử lý Máy văn phòng của công ty máy tính mạng truyền thông OSC
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ MÁY IN
2.1 Khái niệm chung:

- Máy In là một thiết bị ngoại vi dùng để truy xuất dữ liệu hoặc hình ảnh từ desktop hoặc trực tiếp từ thẻ nhớ ra giấy, phong thư hay biểu mẩu…. Hiện nay, có nhiều loại chủng loại máy in như máy in kim, máy in phun, máy laser, máy in nhiệt,... được kết nối với máy tính thông qua các cách sau:
• Kết nối trực tiếp một máy in vào máy tính của bạn thông qua cổng máy in hoặc cổng USB. Cách kết nối này còn được gọi là kết nối máy in cục bộ.
• Kết nối máy tính của bạn vào một mạng LAN để sử dụng máy in thuộc quyền sở hữu của máy khác nhưng đã đặt chế độ chia sẻ.
• Kết nối máy tính của bạn vào một mạng LAN và sử dụng một máy in được kết nối thẳng vào mạng qua một cổng mạng.

- Hiện nay có 2 chuẩn kết nối của máy in phổ biến là USB và cổng song song. 
• Nếu máy in dùng cổng USB, đơn giản là cắm thẳng nó vào máy tính.
<table>
USB
</table>
• Nếu máy in của bạn kết nối với máy tính thông qua một cổng song song hoặc cổng nối tiếp, bạn cần tắt máy tính trước khi thực hiện thao tác kết nối, sau đó khởi động máy tính trở lại để Windows tiến hành thao tác nhận dạng máy in.
<table>
Cable
</table>

congmayin1
</table>

- Một số máy in ngày nay hỗ trợ cả kết nối qua cổng máy in và kết nối qua cổng USB (như các đời máy OKI chẳng hạn). Trong trường hợp đó, bạn luôn nên chọn kết nối qua cổng USB, kể cả việc phải mua một card bổ sung thêm cổng USB. USB mang đến cho mạng tốc độ nhanh hơn, dễ cài đặt hơn và cũng chiếm ít tài nguyên hệ thống hơn so với một cổng máy in truyền thống.

II. Một số chủng loại máy in thông dụng:
A.Máy in kim ( Ma trận điểm ):
1. Khái niệm:

- Máy in kim tạo hình ký tự bằng cách gõ nhô ra một ma trận các đầu kim, chọc vào băng mực để hình thành dấu mực trên giấy. Nó được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan xí nghiệp, ngân hàng, nhà sách… để in những biểu mẩu thông dụng, hoá đơn nhiều liên hay những mẫu nhãn ghi địa chỉ…

2. Nguyên tắc hoạt động:

- Máy in kim sử dụng một hoặc hai cột các điểm “búa gõ” có thể di chuyển qua lại trên trang giấy. Những chiếc búa này sẽ chọc vào một dãi băng mực để tạo ra những dấu mực trên giấy. Số lượng các điểm búa sẽ quyết định chiều cao của chữ, ví dụ như:loại có 9 điểm thì cho ra một dạng văn bản thô, trong khi đó với 24 điểm thì kết quả đạt được giống như cái bạn đạt được với máy đánh chữ.

DOTMTRX 

Giải băn mực máy in
Printer_Ribbon

3. Đôi nét về máy in Kim:


- Từ trước đến nay, phần cứng máy in kim không hỗ trợ tiếng Việt, do đặc điểm in theo chế độ văn bản (text mode) nên việc in tiếng Việt gây không ít khó khăn cho người dùng; muốn in được dấu phải nạp các bộ font vào máy in. Cách này làm quá trình in bị lệ thuộc nhiều vào chương trình trong máy tính, dễ gặp rủi ro mất font chữ (khi có sự cố về điện hay khi bật, tắt máy in), phải nạp lại font rất phiền phức, tốc độ in lại chậm. 

- Nhiều phần mềm quản lý hiện nay dùng loại font TrueType kèm theo Windows có thể in được tiếng Việt trên mọi loại máy in, nhưng với máy in kim, tốc độ in rất chậm do phải in ở chế độ đồ họa (graphic mode). Người thiết kế phần mềm phải chọn giải pháp tình thế như một số nơi hiện nay vẫn dùng: thông tin lưu trên máy tính bằng tiếng Việt có dấu, và in ra bằng tiếng Việt không dấu để đảm bảo tốc độ in. Việc sử dụng tiếng Việt không dấu cho tên người, hàng hoá, đề mục, chú thích... dễ gây nhầm lẫn, khó hiểu và các hậu quả khó lường.


Máy in kim LQ-2090 có hỗ trợ tiếng Việt.

- Hiện nay trên thị trường máy in Việt Nam đã xuất hiện một loại máy in có hỗ trợ tiếng Việt theo chuẩn VISCII và TCVN được ghi nhớ trực tiếp trong phần cứng máy in của hãng Epson đó là máy in kim LQ-2090.

- Dự kiến từ nay đến cuối năm 2007, Epson cũng sẽ tích hợp tiếng Việt vào máy in hoá đơn Epson TM-U220. Các dòng máy in Epson TM-U220 PA, TM-U220, TM-U210 được sử dụng trong các siêu thị, nhà sách, bệnh viện, trạm xăng dầu, giao việc, giấy hẹn, hệ thống xếp hàng...
B.Máy in phun:

1. Khái niệm:
Máy in phun tạo hình ảnh bằng cách phun mực trực tiếp lên giấy nên hình được tạo dạng hoàn chỉnh. Máy in phun thường in được 4 đến 6 trang mỗi phút, chậm hơn máy in laser, nhưng tạo được văn bản và hình vẽ có thể so sánh ngang bằng với chất lượng của máy in laser, đồng thời giá rẻ hơn, ít gây ồn hơn. Ngày nay, hầu hết các máy in phun đều có thể in màu

2. Nguyên tắc hoạt động:

INKJCONT

- Đây là phương pháp phun liên tục những giọt mực in lên trang giấy và kết thúc khi quay trở lại phần lề đóng gáy. Vòi phun mực sử dụng một tinh thể áp điện để phun ra hàng loạt những giọt mực hổn độn trong cùng một thời điểm dưới áp lực của máy bơm. Đường ống nạp sẽ chọn lựa và đưa những giọt mực vào trong thiết bị chuyển để đưa chúng vào gutter. Những giọt mực khác sẽ di chuyển thẳng đến trang giấy. Thiết bị chỉ sử dụng duy nhất một vòi phun.

THERMJET

- Mực in được phun ra ngoài vòi phun bằng cách đốt nóng một điện trở, điện trở này sẽ sinh ra một bong bóng khí, bong bóng sẽ nở ra cho đến khi nó vở tung và tạo ra một áp lực đẩy giọt mực ra ngoài vòi phun. Sau đó quá trình lại được tiếp tục.

- Có 2 cách để phun mực ra từ vòi phun

voiphun1
Dùng phương thức đốt nóng điện trở để làm giãn nở không khí

voiphun2 
Dùng xung điện để làm giản nở không khí
.

3. Đôi nét về máy in Phun:
- Với thì trường gồm các người sử dụng cá nhân hay những doanh nghiệp nhỏ thì hiện nay máy in phun đang chiếm phần ưu thế hơn các chũng loại khác. Máy in phun thì có giá rẻ hơn, khá tiện dụng, tốc độ in khá nhanh, giá cả cũng khá rẻ. Cũng như các sản phẩm công nghệ cao khác, ngày nay máy in phun cũng đã tạo dựng sự tiến bộ cho riêng mình bằng những dòng sản phẩm hiện nay. Hiện nay, trên toàn thế giới có 4 nhà sản chính cung cấp phần lớn các dòng sản phẩm máy in phun cho người tiêu dùng đó lá: Canon, Hewlett-Packark (HP), Epson và Lexmark. 

- Tốc độ máy in phun có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên bạn cũng đừng hy vọng quá nhiều. Nghĩa là bạn vẫn phải nóng ruột chờ đợi khi muốn in đẹp một ảnh A4. lựa chọn chế độ in cho chất lượng tốt thì sẽ mất nhiều thời gian in.

- Thử nghiệm của Test Lab thực hiện ở điều kiện thông thường và cùng một quy trình cho tất cả các máy in. Nhưng nhìn chung, in văn bản 10 trang A4 ở chế độ nháp (draft hoặc fast) mất từ 45 giây đến dưới 2 phút; chế độ in thường (normal) một trang đồ họa A4 mất từ 40 giây đến trên 2 phút; chế độ in đẹp (best hoặc photo) hình ảnh chất lượng trang A4 mất từ 2 đến 6 phút, khổ A2 mất trên 6 phút.

- Các máy in phun xuất hiện trên thị trường trong năm qua phần lớn có độ phân giải cao, có thể đạt 4800x1200dpi khi in màu và 2400x1200 khi in sắc xám. với độ phân giải này nếu dữ liệu ảnh đủ chất lượng thì bản in sẽ rất đẹp. 

- Nhiều máy in phun hỗ trợ các kiểu in trực tiếp không cần qua máy tính. Các máy thường có bộ đọc thẻ nhớ, thuận tiện cho việc kết nối và in ảnh. Một số máy có ngõ PictBridge cho phép in trực tiếp từ máy ảnh số. Các máy thường cho phép in ở khổ giấy A6 10x15 cm (4x6 inch) cộng với chất lượng in nhiều màu mực bạn sẽ có những tấm ảnh ưng ý gần như rửa từ minilab. Ngoài ra với công nghệ in hiện nay, máy in phun còn có thể in với những khổ giấy lớn hơn để thực hiện các poster quảng cáo chẳng hạn

4. Vài điều cần lưu ý:
- Mỗi nhãn hiệu máy dùng một loại mực đặc thù khác nhau. Tùy vào máy in mà bạn có hộp mực tương xứng. Các nhà sản xuất máy in thường khuyên nên dùng mực in chính hãng để có bản in đẹp và không làm hỏng máy. Nhưng mực của máy in phun thường đắt. Bộ mực cho máy in phun màu có thể gần bằng 60% giá máy (tùy loại). Mà cơ chế in phun rất mau hết mực. Vì thế trong việc lựa chọn mua máy thì mực in là một yếu tố mà bạn cần lưu tâm cân nhắc. 

- Một số người dùng đã sử dụng mực tương thích, hoặc tái sinh để tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm này rất rủi ro vì có thể ảnh hưởng đến đầu phun. Nếu máy có vấn đề do bạn dùng không đúng mực chính hãng thì trách nhiệm thuộc về bạn chứ không phải nhà sản xuất. Bạn có thể mua mực và tự bơm vào hoặc thông qua dịch vụ. Điều cần thiết là dùng mực tốt để không làm nghẽn đầu phun, và phương cách bơm để in tốt cho đến khi hết mực. Hiện nay, HP và Lexmark thường dùng đầu phun gắn liền với hộp mực. Đầu phun có những mạch vi điện tử ảnh hưởng trực tiếp đến sự khởi động của máy và chất lượng bản in; có vài chục đến vài trăm lỗ li ti nếu một vài lỗ này bị nghẽn bản in sẽ có sọc, lem, không nét. Vì thế bạn phải thật cẩn thận trong việc tháo lắp các hộp mực in.

- Các máy in phun trước đây thường có 2 hộp mực, gồm một hộp màu đen (K) và một hộp 3 màu chuẩn (C, M, Y). Nhờ vào “công nghệ xử lý màu mực in”, các máy in phun cho phép bạn in nhiều hơn 4 màu mực bằng cách thay hộp mực đen bằng hộp mực 3 màu bổ sung để in ảnh. Mở rộng hơn, một số máy in bổ sung thêm một hộp mực thứ 3 để sử dụng công nghệ in với 8 màu. Với máy loại này bạn có thể chủ động in ở 8 màu, 6 màu hay 4 màu mực. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên in ảnh với nhiều màu mực để ảnh trông mịn và thực hơn, và in văn bản với 4 màu chuẩn để chữ rõ và nét.

- Tùy nhu cầu sử dụng hoặc kinh phí, bạn cần cân nhắc lựa chọn khi mua máy in phun. Giá của máy in phun hiện nay không cao nhưng rất đa dạng. Chỉ khoảng 50 - 100 USD bạn đã có một máy in có độ phân giải 1200x1200 dpi thậm chí là 4800x1200 dpi, với chất lượng dùng tốt cho văn bản, hình ảnh văn phòng. Các máy in khá hơn có độ phân giải 4800x1200 dpi với xu hướng in ảnh nhưng chất lượng chưa thật hoàn hảo thì giá khoảng 100 – 250 USD. Với giá từ 250 USD trở lên, bạn có được máy in chất lượng tốt, hỗ trợ in ảnh trực tiếp, hình ảnh mịn, sắc sảo và đẹp. Các máy in phun chuyên nghiệp khổ A3 trở lên giá trên 800 USD.
C. Máy in laser:
1. Khái niệm:
- Máy in laser áp dụng công nghệ của máy photocopy để làm nóng chảy mực bột lên mặt giấy, tạo ra sản phẩm chất lượng cao với tốc độ tương đối nhanh (hầu hết các loại đều đạt tốc độ hơn 8 trang mỗi phút), có thể dùng giấy loại tờ rời hoặc giấy có tiêu đề sẵn, và hoạt động không gây ồn lắm

2. Nguyên tắc hoạt động:

LASRMECH

Máy in sử dụng một tia laser và phương thức chụp ảnh điện tử để in toàn bộ trang trong cùng một thời điểm. Tia laser sẽ “vẽ” lên Drumb (trống in) của máy in bằng phương pháp tĩnh điện (1), sau đó mực toner sẽ dính chặt vào những nơi mà tia laser đã “vẽ” (2), rồi chuyển nó lên trang giấy (3), cuối cùng bộ phận nung nóng sẽ làm cho toner nóng chảy ra và bám chặt vào giấy (4) 

- Qui trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là "chấm trên inch" (dots per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in ( dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp). Qui trình in được chia ra làm 6 bước :
a) Làm sạch:
Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn , hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc : các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti.
b) Tích điện: 
Sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.
c) Chép: 
Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in.
d) Rửa ảnh: 
Ảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).
e) Chuyển ảnh lên giấy: 
Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.
f) Định hình: 
Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180oC làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy.

3. Đôi nét về máy in Laser:
- Độ phân giải thông thường của máy in Laser là từ 300 đến 1200 dpi, những những máy in chuyên nghiệp có thể tạo ra những bức ảnh có độ phân giải lên đến 2400 dpi.

- Các loại máy in phổ thông thường in được từ 4-8 trang mỗi phút, trong khi những loại máy in mạng trong các văn phòng thì có khả năng in được 17-32 trang mỗi phút. Các loại máy in cở trung thì có thể in được từ 40-60 trang mỗi phút, với sự nhảy vọt trong công nghệ in hiện nay, một máy in laser có khả năng in trên 150 trang mỗi phút.

- Máy in laser cũng có chủng loại in màu nhưng tốc độ in thì chậm hơn so với các loại máy in 1 màu (màu đen) cùng loại, nó chỉ có thể in được từ 4 – 10 trang mỗi phút. Nhưng đó không phải là giới hạn cuối cùng của chủng loại máy in quang phồ này, với công nghệ cao“in kỹ thuật số hiện nay” một máy in màu có thể in được đến 70 hoặc thấm chí có gấp đôi số lượng đó trang trong 1 phút.

COLPRTR 

Máy in laser màu sử dụng 4 hộ chứa mực ( toner cartridges) CMYK đó là các màu Xanh (Cyan), Đỏ (Magenta), Vàng (Yellow) và Đen (Black). Tất cả các màu này được áp lên mặt trống cùng một lúc và sau đó bám vào mặt giấy.

4. Một số điều cần lưu ý:
- Nếu bạn mới mua máy in laser với hộp mực mới tinh, thì đây là những điều bạn rất nên thực hiện từ lần sử dụng đầu tiên:
•Vệ sinh thường xuyên máy in ( tháo hộp mực cất đúng cách) hút bụi, giấy vụn bên trong máy. 80% sự cố của máy in là từ vệ sinh kém, môi trường nhiều bụi. 
•Khi bị kẹt giấy, lập tức lấy hộp mực cất trong hộp tối, rút giấy thuận chiều trang giấy đi tới 
•Không nên tắt máy in trong giờ làm việc vì muốn tiết kiệm điện. Độ ẩm cao của không khí (miền Bắc VN) cũng là nguyên nhân làm mực vón cục, gây trục trặc 
•Không nên sử dụng giấy quá mỏng, giấy quá xấu ( giấy thô còn sót tạp chất có thể làm xước các trống, tạo các lỗi không thể khắc phục được trên trang in. Cở GSM 70 là tốt. 
•Khi trang in có vệt mờ dọc, lấy hộp mực và lắc đều, nếu tình trạng trên biến mất : hộp mực sắp hết, bạn chỉ còn có thể in vài chục trang nữa thôi. Chính xác hơn bạn có thể cân hộp mực. ( HP 6L mới: 735 gram; hết mực: 635 gram) 
•Một cơ sở nạp mực chuyên nghiệp luôn thử in một trang trước khi nạp, ghi mã số của hộp mực để bạn chắc chắn là sẽ nhận lại hộp mực của mình chứ không phải một hộp khác, và phải đảm bảo in cho đến khi hết mực. Giá một lần nạp 150.000 đồng, cũng có thể rẻ hơn vài chục ngàn đồng (HP 6L) tuỳ nơi, nhưng đừng vì ham rẻ mà ôm lấy các phiền toái về sau. Bảo trì máy in, hộp mực đúng cách bạn có thể tái nạp hộp mực đến < 5 lần, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ !
III. Vài nét chung về máy in:

1. Thị trường

- Dạo qua thị trường máy in Việt Nam hiện nay, có thể đếm trên đầu ngón tay các hãng sản xuất như: HP, Epson, Canon, Lexmark, Samsung, OKI, Fuji Xerox, Minolta, song chỉ có HP và Epson là thay nhau giữ vị trí thống lĩnh. Theo số liệu của IDG tại Việt Nam, HP đang chiếm khoảng 80% thị phần máy in laser nói chung và gần 100% thị phần máy in cao cấp và laser màu, máy in phun 40% (xấp xỉ Epson). Trong khi đó, Epson chiếm hơn 95% thị phần máy in kim và rất mạnh về máy in phun màu.

- Nói về thị trường cho máy in kim và sau này là in phun, có lẽ Epson đã vừa nhanh chân hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường vừa tỏ ra bắt đúng nhu cầu của người dùng Việt Nam với những mẫu máy in được theo khổ giấy mong muốn, loại giấy cỡ nhỏ như A5, hay cỡ A3 chuyên dùng in các bản kết toán, máy in khổ lớn cho những người dùng chuyên nghiệp. Trong khi đó HP phổ biến với máy in khổ A4 và là máy in laser, cho tốc độ cao. Cũng không hẳn máy in laser Epson kém cạnh gì, nhưng hãng này mới chỉ tập trung vào thị trường máy in laser Việt Nam từ khoảng 2 năm trở lại đây, khi mà người dùng đã quá quen thuộc với máy in laser HP.

- Mặc dù tham gia thị trường in laser Việt Nam từ khoảng giữa năm 2000, nhưng hiện nay trên thị trường, máy in laser Epson bán kém hơn HP. Tuy được công nhận về công nghệ và chất lượng in màu, nhưng máy in laser màu Epson vẫn không bán được. Giá máy in laser màu khá đắt, các cửa hàng thường ít nhập hàng về. Nếu có khách hỏi mua, máy in laser màu của HP thường được chào bán.

2. Giá cả

- Giá cả hầu như là điều quan tâm đầu tiên của khách hàng. Giá máy in Canon vào loại trung bình so với máy HP khá đắt và máy Epson rẻ nhất. Giá một hộp mực của mỗi hãng cũng tương tự. Epson còn tuyên bố mức giá các máy in và hộp mực của hãng luôn rẻ hơn từ 4% đến 50% so với HP. Các nhà sản xuất tuy đã cố gắng nhiều trong việc giảm giá mực, nhưng mực vẫn là điều mà khách hàng luôn đắn đo khi mua máy in. Máy in HP được ưa chuộng, một phần cũng vì hộp mực in HP dễ đổ lại mực để dùng tiếp mà không phải mua cartridge mới do cấu tạo của hộp mực HP dễ thực hiện refill hơn. Nhiều hãng sản xuất khác không bán được nhiều máy do thiếu hộp mực cung cấp và luôn đòi hỏi phải sử dụng mực chính hãng. Đáp ứng nhu cầu của người dùng, các hãng gần đây cũng đưa vào hệ thống hộp mực kép mà trước đây chỉ có trong các máy cao cấp, nhờ vậy người dùng tránh được rắc rối khi thay các hộp mực để chuyển từ chế độ in đen trắng sang in màu. 

- Hiện nay giá của máy in đã xuống thấp rất nhiều so với trước đây. Thậm chí với chưa đầy 100 USD bạn đã có thể sở hữu một máy in phun màu như: Epson Color C40SX (68 USD), Epson Stylus C41SX (86 USD), Canon BJC 2100 có giá 72 USD, HP DeskJet 656C, giá 63 USD, HP DeskJet 845C giá 85 USD. 

3. Những yếu tố của máy in mà bạn cần quan tâm:

Khi có nhiều nhà sản xuất cạnh tranh trên thị trường, ấy là lúc người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trước khi quyết định mua. Bạn có thể chọn bất kỳ nhà sản xuất nào sau khi đã cân nhắc những yếu tố dưới đây . Đó cũng đang là những tiêu chí mà các hãng sản xuất đặt ra để có thể cạnh tranh. 

- Tốc độ đó là điều bạn nên quan tâm. Số trang in trong một phút cho bạn khái quát chung về việc máy in nhanh hay chậm khi in một văn bản. Khi in các bản in đồ hoạ thì máy in chạy chậm hơn. Một máy in có tốc độ 8 trang một phút, có lẽ chỉ in một trang một phút khi in đồ hoạ. Bất cứ máy in nào khi in một văn bản có nhiều Font khác nhau, đồ hoạ, đều bị chậm. 

- Phần đặt giấy cũng cần được quan tâm. Bạn phải xét đến yêu cầu về cỡ giấy bạn sẽ dùng. Ví dụ, một máy in trung bình không thể in được giấy khổ A3, A2. Nếu bạn muốn in với cỡ giấy này, bạn cần phải có máy in sử dụng cỡ giấy này. Không phải tất cả các máy in đều in được phong thư. Nếu bạn cần in phong thư, khi mua bạn nên kiểm tra máy in có khả năng làm việc này không. Cần xét thêm, máy in có thể một lần chỉ được in một phong thư hay in được nhiều phong thư một lúc. Loại in nhiều phong thư một lần rất ít. Bạn nên xem xét kỹ về khả năng trữ giấy của máy in. Một số máy in chỉ nhận một tờ giấy một lần. Nên quan tâm đến điều này, để tránh mua loại máy in đó.

- Bộ nhớ được cài đặt trong máy in là điều quan trọng cần biết khi mua máy in. Do các dữ liệu in vào máy in nhanh hơn nhiều so với in dữ liệu, nên cần có một chỗ để trữ dữ liệu. Nếu bộ nhớ máy in lớn, nó có thể nhận được toàn bộ văn bản trong Windows, và bạn có thể làm việc với các chương trình khác khi in. Nếu không đủ bộ nhớ, bạn phải đợi máy in xử lý. Thiếu bộ nhớ làm giới hạn các tập tin bạn có thể in. Muốn máy in Laser in một trang có ảnh đồ hoạ, bạn cần bộ nhớ tối thiểu 1M cho máy in. Nếu bạn muốn in nhiều trang có đồ hoạ, bạn cần bộ nhớ 3M cho máy in. Bộ nhớ càng lớn khả năng làm việc của máy in càng tăng 

- Cuối cùng, cần xét khả năng tương thích của máy in. Máy in có nhiều giao diện khác nhau, cổng nối tiếp và cổng song song. Máy in cũng có Appletalk để sử dụng Macintosh hay Ethernet trong mạng. Khi mua máy in, bạn cần phải xét đến các khả năng của chúng trước khi mua.

Lịch sử máy in
Là công cụ hữu ích giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong in ấn, sao chép tài liệu, nhưng ít ai biết rằng những chiếc máy in đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều cải tiến về hình dạng, cấu trúc và công nghệ.

Máy in thời hiện đại của Sony. 

Máy in laser

Năm 1938 ý tưởng về chiếc máy in đầu tiên được “thai nghén” bởi anh chàng sinh viên Chester Carlson. Carlson đã đưa ý tưởng của mình cho hơn 20 công ty với mong muốn quyết tâm cho ra đời một chiếc máy có thể thay thế cho những tờ giấy than (carbon) đang được sử dụng lúc bấy giờ. 


Nguyên lý hoạt động máy in của Carlson. 

Tuy nhiên, mãi đến năm 1949, công ty Haloid tại New York mới đồng ý chi tiền để biến ý tưởng của Carlson thành một máy in “quy trình khô” sử dụng điện năng, được gọi là máy “kỹ xảo chụp ảnh” (xerography). Và Haloid chính là tiền thân của tập đoàn Xerox nổi tiếng tại Mỹ cho đến nay. Chính công nghệ in khô này là cánh cửa mở ra cho công nghệ in laser, một trong những công nghệ in thịnh hành nhất hiện nay. 

Phải đến năm 1969 thì chiếc máy in laser EARS đầu tiên sử dụng công nghệ laser sơ khai mới được Trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto sản xuất và chiếc máy đầu tiên đã chính thức xuất xưởng tháng 11 năm 1971. 

Máy copy của Xerox sản xuất năm 1959 sau này được phát triển thành máy in laser

Tiếp theo đó là Xerox 9700 được đưa ra thị trường Mỹ và thế giới vào năm 1977. Sản phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ sao chụp hình ảnh bằng laser với tốc độ nhanh, hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ chuyển động cho mực bắt vào giấy rồi sử dụng công nghệ nhiệt sấy khô cho mực bám chặt hơn.

Ngay lập tức 9700 “đánh bại” người anh em EARS của mình. Tốc độ in của 9700 lên đến 120 trang/ phút và được coi là tốc độ nhanh nhất trong dòng máy in laser thương mại tính đến nay.


Máy in Xerox 9700 ra đời năm 1977. 

Vào cuối những năm 70, đầu thập niên 80, các nhà sản xuất như HP, Canon, Epson, Lexmark bắt đầu trên “đường đua” cho ra các sản phẩm máy in sử dụng công nghệ laser.

Năm 1976 máy in serie 3800 đầu tiên của IBM tích hợp công nghệ in laser và “chụp ảnh điện”, tốc độ nhanh tới 20000 dòng trong 1 phút đã được sử dụng tại văn phòng Trung tâm thống kê của trung tâm dữ liệu Bắc Mỹ tại Wisconsin.


Máy in laser seri 3800 đầu tiên của IBM ra đời năm 1976. 

Năm 1984, HP cho ra đời chiếc máy in LaserJet đầu tiên với độ phân giải 300dpi, cho hình ảnh text khá nét, 1 năm sau Apple cũng cho ra chiếc máy in laser của mình. 
Tuy nhiên vào thời kỳ đó những chiếc máy in chỉ được sử dụng trong các văn phòng của các tổ chức, còn việc sử dụng trong gia đình là một việc xa xỉ bởi chúng có giá lên đến 3600 USD.
Đến nay thì máy in công nghệ laser được sử dụng phổ biến hơn. Các sản xuất ngày giá cả và chất lượng cũng được cạnh tranh hơn để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Máy in kim
Trong khi Xerox tiếp tục phát triển công nghệ in của mình thì IBM cũng bắt tay vào sản xuất máy in. Nhưng IBM không làm ra những chiếc máy in công nghệ laser mà là chiếc máy in kim riêng của mình. Chiếc máy đầu tiên ra đời năm 1957, sử dụng ma trận đầu kim 5 x 7 để chấm qua băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in.


Máy in kim đen trắng Okidata ML 320, tốc độ 360 cps, độ phân giải 240 x 216dpi. 

Tuy nhiên, đến giữa thập niên 70, những chiếc máy in kim dần bị lãng quên bởi tốc độ in chậm, độ phân giải thấp, chỉ in được chữ mà không in được tranh ảnh trong khi giá thành của chúng lại tương đôi cao.

Ngày nay máy in kim cũng không còn được sử dụng rộng rãi, chỉ được dùng trong các cửa hàng, siêu thị để in hóa đơn như một thiết bị nhỏ gọn với chi phí cho các bản in thấp. 
Máy in phun
Các nhà sản xuất sớm nhìn thấy “nội lực” của những chiếc máy in phun nhưng mãi đến cuối những năm 80 thì chúng mới được sử dụng rộng rãi trên thị trường mặc dù đã được “thai nghén” từ hơn 20 năm trước đó.
Chiếc máy in phun đầu tiên được xuất xưởng năm 1976, đến năm 1988 mới được sử dụng rộng rãi trong gia đình lẫn doanh nghiệp với giá thành bằng 1/3 giá thành máy in laser cùng thời điểm. 
Trong khoảng thời gian 12 năm, máy in phun đã được thay đổi nhiều bởi các nhà nghiên cứu đã kiểm soát dòng mực chảy ra ở đầu phun mực xuống giấy và ngăn chặn được tình trạng đầu phun mực in bị khô. Đây cũng là thách thức mới cho Hp và Canon khi máy in phun xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, và rồi những sản phẩm đầu tiên của Hp, Canon cũng ra đời với giá 1000 USD, chất lượng tốt, độ phân giải 300 x 300dpi. 


Máy in phun của Hp ra đời năm 1984, thay thế cho máy in kim đầy tiếng ồn. 

Để không thua kém, IBM cũng bắt tay vào sản xuất máy in phun sử dụng công nghệ phun giọt, mực bao phủ toàn bộ giấy với tốc độ nhanh nhưng lại gây lãng phí vì thế đã không được công chúng đón nhận. Ngày nay công nghệ phun giọt mực chỉ được sử dụng trong công nghiệp in nhãn mác, bao bì.

Hầu hết các máy in phun hiện nay đều có thể điều chỉnh lượng mực in chảy ra, các đầu in ở dạng phun bụi kèm theo công nghệ nhiệt làm cho mực in bám chặt vào giấy, chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng khi thay thế cartridge lại khá đắt làm cho giá thành mỗi bản in cao hơn so với mỗi bản in laser. Với một số máy in phun mới thì việc thay cartridge không còn là vấn đề bởi người sử dụng chỉ việc thay những ống mực hết thậm chí còn tận dụng được vỏ mực cũ để giảm chi phí. 

Đến nay, máy in không còn đơn thuần chỉ làm việc in ấn tài liệu như lúc mới “chào đời” mà đã tích hợp nhiều chức năng hơn. Và việc sử dụng máy in không còn là xa xỉ bởi chi phí đầu tư ban đầu và thiết bị thay thế không còn cao như trước. Tuy thế, để có một chiếc máy in đúng với mục đích, người tiêu dùng cũng phải đưa ra một số tiêu chí lựa chọn nhất định như chi phí đầu tư, chất lượng bản in, tốc độ, năng lượng vận hành…đôi khi cả diện tích sử dụng của chúng.

CHƯƠNG II.

Xu hướng sử dụng máy in Laser đa năng trong văn phòng hiện đại
Xu hướng chọn mua sản phẩm công nghệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng thay đổi. Ngoài nhu cầu sử dụng cơ bản, người tiêu dùng thích chọn cho mình những thiết bị có tính năng mới, phù hợp với công nghệ tiên tiến hiện nay. Với máy in cũng vậy, ngoài chức năng in ấn thông thường, người ta chọn mua những chiếc máy có nhiều tính năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng. Có thể in ấn, scan, photocopy, fax tự động – máy in đa năng là sản phẩm đang được nhiều doanh nghiệp “chấm điểm” cao bởi tính tiện dụng & tiết kiệm của nó – nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn. 
Xu hướng chon mua sản phẩm công nhệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng thay đổi. Ngoài nhu cầu sử dung cơ bản, ngời tiêu dung thích chọn cho mình những thiết bị chức năng mới, phù hợp với công nghệ tiên tiến hiện nay. Với máy in cũng vậy, ngoài chức năng in ấn thông thường, người ta chọn mua những chiếc máy có nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng. Có thể in ấn, scan, photocopy, fax tự động – máy in đa năng Là sản phẩm đang được nhiều doanh nghiệp “chấm điểm” cao bởi tính tiện dụng & tiết kiệm của nó – nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Tiết kiệm 
Các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu in ấn cơ bản thường chọn các dòng máy in đa chức năng với ba tính năng chính là in ấn, copy và scan. Nổi bật nhất trong phân khúc này là sản phẩm HP LaserJet Pro M1132. 
Rõ ràng, so với việc mua từng chiếc máy riêng rẽ, giá thành của chiếc máy đa năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản đáng kể, chưa tính đến việc máy in đa năng nhỏ gọn, không cồng kềnh, ít làm tốn diện tích trong phòng làm việc. Ngoài ra, chế độ economode cuả máy giúp tiết kiệm 31% chi phí in ấn khi sử dụng mực chính hãng CE278A. 
Khởi động & cài đặt dễ dàng
Nhờ công nghệ độc quyền "HP Auto-On/Auto-Off" (Bật/Tắt tự động), máy in laser HP giảm thiểu năng lượng tiêu tốn khi sử dụng còn một nửa so với với các máy in laser khác.
Với máy in laser HP đa năng, việc cài đặt hết sức đơn giản, không còn lo lắng mất đĩa driver hay tốn thời gian chờ tải về từ Internet: chỉ cần kết nối cổng USB 2.0 của máy in vào máy tính, chương trình cài đặt HP Smart sẽ tự động hoàn tất các thao tác cần thiết mà không cần đến đĩa CD. Chưa đầy 2 phút sau, công việc in ấn bắt đầu. 
In qua mạng Ethernet 
Các doanh nghiệp có nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau thường chọn dòng máy in đa chức năng có khả năng in ấn qua mạng Ethernet, cho phép nhiều người có thể cùng thực hiện lệnh in ấn. Máy in đa chức năng HP M1212nf không những đáp ứng tốt các tính năng kể trên mà còn có thêm “điểm cộng” do sở hữu “không gian” copy và fax riêng biệt.


Máy in HP M1212nf
Với chừng ấy chức năng nhưng giá bán của HP M1212nf trên thị trường chỉ khoảng 5,7 triệu, nhỉnh hơn một chút so với các dòng máy in laser đơn năng. Máy còn có bộ nạp giấy tự động (ADF) 35 trang, một ưu điểm lớn, giúp việc scan, fax hay copy những văn bản dài hoặc giấy khổ lớn (legal-size) được dễ dàng hơn.


Công nghệ in ấn di động

Máy in HP LaserJet Pro 1536dnf
Những người hay di chuyển hoặc thường xuyên ra ngoài giao dịch với đối tác có xu hướng chọn máy in có chức năng in từ xa. Công nghệ in từ xa HP ePrint được tích hợp vào các dòng máy in cao cấp của HP như HP Laserjet Pro M1536dnf khiến cho trải nghiệm in ấn trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ với thao tác đơn giản: đính kèm tài liệu cần in vào email trên smart phone/tablet/máy tính rồi gửi về email của máy in HP ePrint đặt tại văn phòng, dù bạn ở bất kì nơi nào, tài liệu cũng được tự động in ra, nằm gọn ghẽ trong máy. Dĩ nhiên, để đảm bảo về bảo mật & kiểm soát chi phí, doanh nghiệp có thể thiết lập các chính sách in ấn phù hợp, giới hạn số lượng người dùng có khả năng ra lệnh in từ xa, tùy chỉnh cấu hình bảo mật.... 
Sản phẩm tốt phải đi đôi với dịch vụ tốt mới chiếm được lòng tin của khách hàng. Do đó, những nhà sản xuất lớn như HP khá chú trọng khâu bảo hành, hậu mãi. Với hai trung tâm bảo hành toàn diện tại hai thành phố lớn và các trung tâm ủy quyền tại các tỉnh, HP ghi điểm với khách hàng về tính tiện ích cũng như sự trợ giúp kịp thời của các kỹ thuật viên. Tiết kiệm chi phí, năng lượng và diện tích sử dụng; cài đặt dễ dàng; công nghệ in hiệu đại; chế độ bảo hành hậu mãi tốt – có thể nói máy in Laser đa năng HP hoàn toàn phù hợp với xu hướng sử dụng mới trong các văn phòng hiện đại.


CHƯƠNG III.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy in laser?

1. Nguyên lý chung:
Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in. Có nhiều người đã nhầm máy laser với máy in sử dụng đèn LED để tạo bản in.
Sơ đồ khối máy in laser như sau

1.1. Khối nguồn :
Ổn định điện áp và cung cấp năng lượng điện cho toàn máy.
Đầu vào của nó là nguồn xoay chiều dân dụng (AC).
Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã được lọc sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng. Sẵn sàng cung cấp cho các mạch điện trong máy.
Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dưới tác động của khối điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in. Với máy photocopy thì còn có thể sử dụng cao áp cho việc tách giấy nữa.
Phần lớn khối nguồn của các máy in, từ in kim_phun_laser_LED đều sử dụng kiểu mạch nguồn ngắt mở (switching)
1.2. Khối data :
Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau :
Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang.
Đầu vào của các máy in đời cũ (như máy kim Epson LQ100/1070/1170 …, máy laser HP4L/5L/6L…) được kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 … – parallel).
Đầu vào của các máy in đời mới hơn (như Canon LBP2900…) được kết nối với PC bằng cổng tuần tự vạn năng (USB – Universial Serial Bus).
Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển
Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm :
• Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy …)
• Lệnh nạp giấy.
Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và được tách trước mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC giao tiếp để đến mạch điều khiển.
Dữ liệu từ PC : Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh trên bản cần in (những bạn đã học về tivi, monitor sẽ hiểu khái niệm này). Tín hiệu này được đưa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tương tự (analog) và cấp cho mạch quang. Tùy theo biên độ điện áp điều khiển mà diode laser của mạch quang sẽ phát xạ mạnh hay yếu.
1.3. Khối quang :
Đầu vào : Bao gồm tín hiệu 2 tín hiệu
• Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, được gửi đến từ mạch điều khiển.
• Điện áp điều khiển cường độ phát xạ laser, được gửi đến từ khối data.
Đầu ra : Là các tia laser được trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in.

1.4. Khối sấy :

Thực hiện 3 nhiệm vụ :
Tạo ra nhiệt độ cao (với máy HP5L/6L là 1820C, máy Canon LBP là 1830C) để nung chảy bột mực. Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng đèn (haloghen)
Tạo ra lực ép để ép mực (đã được nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm ảnh trên giấy. Lực ép được tạo ra bằng các trục lăn được nén dưới tác động của lò xo.
Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép. Lực kéo được tạo ra nhờ hệ thống trục lăn trên/dưới quay ngược chiều nhau.
Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thi hành tác vụ. Ngược lại, nó cũng gửi tín hiệu thông báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để dừng máy khi có sự cố. Tín hiệu phản hồi này được lấy ra từ các cảm biến (sensor)

1.5. Khối cơ :
Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau :
• Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy.
• Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp xúc với trống.
• Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy.

Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor), motor được điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển.
Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các hành vi thích hợp (ví dụ như lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thông báo cho PC khi hết giấy, dắt giấy …)



1.6. Khối điều khiển :

Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của máy. Về mặt phương thức chính là điều khiển tùy động (servo).
Đầu vào : Gồm các tín hiệu
• Lệnh thông báo tình trạng (từ PC sang)
• Lệnh in, nhận dữ liệu in.
• Tín hiệu phản hồi từ các khối.
Đầu ra : Gồm các tín hiệu
• Thông báo trạng thái (gửi sang PC)
• Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data)
• Tạo cao áp (gửi sang nguồn)
• Quay capstan motor (gửi sang cơ)
• Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy)
• Quay motor lệch tia (gửi sang quang)
• Mở diode laser (gửi sang quang)
• Sẵn sàng (ready – gửi sang tất cả các khối)

2. Quá trình khởi động của máy in laser:
2.1. Kiểm tra :
Bắt đầu từ việc bật công tắc nguồn hoặc cắm dây nguồn (vì 1 số máy in như HP4L/5L/6L không có công tắc, cắm dây nguồn là chạy ngay).
Mạch điều khiển (dùng MCU) ra lệnh kiểm tra :
2.1.1. Kiểm tra trạng thái cửa :
Cửa (không bao gồm khay giấy vào/ra) của máy in là nơi mà người sử dụng (hoặc kỹ thuật viên) có thể tiếp xúc một cách sơ bộ để thực hiện các tác vụ sau:
• Thay thế hộp mực.
• Vệ sinh đường tải, trục (thường có lớp vỏ mút) nạp trống.
• Kiểm tra xem có “dắt” giấy trên đường tải không.
Các máy in laser thường có từ 1 đến 2 cửa.
Cửa trước :
• Tháo/lắp hộp mực, kiểm tra đường tải.
Cửa sau :
• Kiểm tra, kéo giấy bị “dắt” ở đầu ra lô sấy.
Ngoài ra, cửa (trước) còn có tác dụng che kín buồng tạo bản in. Đảm bảo cho ánh sáng ngoài không “gây nhiễu” cho tia laser trong quá trình tạo bản in.
Các cửa đều có “công tắc”, có thể là công tắc cơ khí hoặc quang điện. Khi cửa được đóng sẽ có tín hiệu báo về mạch điều khiển để tiếp tục các bước sau.
Nếu muốn mở cửa để theo dõi vận hành của máy, bạn phải tìm ra khe chứa công tắc cửa và tác động vào nó (dán băng dính ép vào hoặc dùng tô vít chọc vào)
Nếu tất cả các cửa đều đóng, công tắc tốt thì trạng thái cửa được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ kiểm tra tiếp trạng thái cơ
Nếu có ít nhất 1 trong các cửa bị mở, công tắc hư thì trạng thái cửa sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không cho sáng đèn báo lỗi.
2.1.2. Kiểm tra trạng thái cơ :
Việc kiểm tra này đảm bảo trạng thái của hệ cơ là thông suốt, nó bao gồm :
• Kiểm tra khay giấy xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” vào bánh ép nạp giấy không.
• Kiểm tra đường tải xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong đường tải không.
• Kiểm tra đầu ra xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong lô sấy không.
Trạng thái cơ được kiểm soát thông qua các sensor sau :
• Sensor đường nạp giấy (thường nằm ngay dưới bụng của bánh ép nạp giấy.
Đây thường sử dụng sensor quang điện, nếu có dắt giấy trong đường nạp thì sensor bị tỳ và báo về khối điều khiển.
• Sensor đường tải giấy (thường nằm giữa đường tải, ở gần bụng của hộp mực). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
• Sensor đầu ra (nằm đằng sau trục ép của lô sấy). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
Nếu tất cả các sensor đều tốt và không bị kẹt hoặc đè bởi “dắt” giấy thì trạngthái cơ được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ ra lệnh mở motor capstan làm quay toàn bộ hệ thống cơ (ta có thể nghe thấy tiếng chuyển động của các bánh răng).
Nếu có ít nhất 1 trong các sensor bị đè, kẹt thì trạng thái cơ sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không mở motor capstan và cho sáng đèn báo lỗi.
Lưu ý : Đèn báo lỗi ở mỗi loại máy là khác nhau, có máy nhiều đèn, có máy 1 đèn. Bạn có thể tham khảo nội dung lỗi theo chỉ báo đèn ở website các hãng hoặc trong user guide đi kèm máy.
2.1.3. Kiểm tra trạng thái sấy :
Mục đích là để kiểm soát xem nhiệt độ lô sấy có đủ không.
Việc kiểm tra được thực hiện qua một cảm biến nhiệt. Cảm biến này có thể được gắn tỳ vào trục ép của lô sấy (nếu máy dùng đèn phát nhiệt, máy photocopy gần như 100% dùng đèn phát nhiệt), cũng có khi được dán ngay trên thân của thanh điện trở phát nhiệt (nếu máy dùng điện trở phát nhiệt), nằm trong ruột của áo sấy (bạn nào đã từng tháo máy sẽ nhìn thấy áo sấy màu nâu_đen mỏng, hình dạng giống như tờ giấy đem cuộn thành cái ống).
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) nhỏ. Tôi đã đó thử với máy HP5L/6L giá trị khoảng 3KΩ, trên máy Samsung 1120 khoảng 4,5KΩ, dĩ nhiên là tương đối vì phải rút điện mới đo, khi đó thì lô sấy đã nguội đi một chút.
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) tăng.
Ba bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 là các kiểm tra cơ bản đối với tất cả các máy. Nếu các bước này tốt thì máy gần như đã ready (thử nghiệm trên các máy đời cũ HP4L/4P/5L/6L, Canon LBP 800/810)
2.1.4. Kiểm tra trạng thái mạch quang (scanner)
Trạng thái mạch quang được kiểm soát thông qua hai yếu tố :
• Tín hiệu phản hồi từ IC điều khiển motor lệch tia và diode laser. IC này nằm trong hộp quang (scanner). Khi lệnh kiểm tra được phát ra ta có thể nghe thấy tiếng “rít” khẽ của motor.
• Công tắc (cửa). Như đã nói ở phần trước, khi đóng cửa sẽ tác động vào 1 công tắc. Ngoài ra, trên cửa thường có 1 “mấu” nhựa chọc thẳng vào mặt trước dàn quang (với máy HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810) để đẩy lá che của diode laser với mục đích bảo vệ nó tránh bụi, ánh sáng trời tác động khi mở cửa.
Tuy nhiên, việc kiểm tra mạch quang không kiểm soát được xem diode hoạt động như thế nào, cường độ phát xạ (ảnh hưởng đến chất lượng bản in), tình trạng của gương, kính có mốc hay không … Nói cách khác, ko thể kiểm soát được chất lượng của tia laser.
Việc kiểm tra trạng thái mạch quang chỉ thực hiện ở các máy đời mới (Canon LBP2900, Samsung 1120, HP5000…) còn các máy đời cũ (HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810…) không được thực hiện.
Ngoài các bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 thì mạch bảo vệ của khối nguồn cũng kiểm soát thông qua mạch bảo vệ quá dòng (OCP – Over Protection) và quá áp (OVP – Over Protection Voltage) nếu có sự cố thì nguồn sẽ cắt.
Sau 4 bước kiểm tra này, mạch điều khiển đưa máy vào tình trạng ready, nó coi như máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy coi như đã khởi động xong
Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc “Vậy, khối data thì sao”
Đúng vậy, mạch điều khiển chỉ kiểm soát “sự vận hành” chứ không kiểm soát “dữ liệu cần in ra”, chính vì thế nó ko kiểm tra, khối data có thể chết thì máy vẫn ready, bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách rút cáp nối từ khối data sang mạch điều khiển, rút cáp nguồn cấp cho khối data thì máy in vẫn khởi động bình thường.
3. Hoạt động của máy in laser:
3.1. Nạp giấy và tải giấy :

Nguyên tắc chung của việc nạp giấy từ khay chứa vào đường tải, buồng chụp là sử dụng lực ma sát giữa trục ép đầu vào và tờ giấy. Nguyên tắc này đúng với tất cả các loại máy in laser, kim, phun, LED, máy photocopy.
Trạng thái chờ (ready) :
Điều kiện : xem lại bài quá trình kiểm tra :
(Cảm biến khay giấy sẽ nhận biết tình trạng có/không có giấy (ở cả khay đựng và khay tay). Nếu không có giấy, khi ra lệnh in thì Wndows sẽ báo lỗi (ví dụ máy Canon 2900 báo : Out of paper or paper could not be fed)
Ở chế độ chờ, đầu khay nạp và mặt bánh ép cách nhau khá xa (thường từ 15mm-30mm). Tờ giấy nằm ở trạng thái tự do, ko chịu tác động của bánh ép nạp giấy. Khe hở giữa đầu khay nạp và bánh ép quyết định số tờ giấy tối đa (giấy tiêu chuẩn, độ dày ghi trong catalog của máy) có thể đặt trong khay (trừ khay tay chỉ cho 1 tờ/1 thời điểm)
Nạp và tải giấy :
Sau khi ra lệnh in từ PC (hoặc bấm nút test trên 1 số máy HP đời cũ) thì mạch data sẽ chuẩn bị dữ liệu để xuất cho dàn quang. Sau vài giây hoặc vài chục giây (tùy dung lượng dữ liệu cần in) thì mạch điều khiển ra lệnh nạp giấy, rơ le nạp sẽ hoạt động để tác động lên cơ cấu dịch chuyển khay giấy_bánh ép nạp giấy. Lúc đó đồng thời xảy ra hai động tác :
- Đầu khay giấy được đẩy(nâng) và dịch chuyển để gần vào bánh ép nạp giấy.
- Bánh ép quay để mặt cong của nó đối diện với đầu khay giấy.
Như vậy, tờ giấy nằm giữa khe (rất hẹp) do đầu khay và mặt cong của bánh ép nạp giấy tạo thành, nó sẽ chịu tác động của lực ma sát trên bánh ép (vỏ bằng cao su nhám) và bị cuốn theo chiều quay của bánh ép đi vào trong đường tải giấy.
Đầu đường tải, có thêm bánh ép tải giấy quay ngược chiều bánh ép nạp giấy sẽ tạo thành lực kéo đưa tờ giấy vào đường tải, tiến đến buồng chụp.
Trên đường tải, tờ giấy sẽ tỳ vào cảm biến đường tải đổi trạng thái (đóng→mở hoặc mở→đóng, tùy máy), mạch điều khiển biết : giấy đã nạp thành công.
Sau khi giấy đi qua, cảm biến đường tải không bị tỳ nữa, nó trở về trạng thái ban đầu, mạch điều khiển biết : giấy di chuyển trên đường tải, buồng chụp tốt.
Sau đây là cơ cấu nạp, tải giấy của máy in HP5L/6L, Canon LBP800/810.
Lực kéo giấy: Được tạo ra từ lực ép giữa trục ép trên (7) và trục ép dưới (3, 4). Hai hệ thống này quay ngược chiều nhau (hình vẽ).
Điều kiện để giấy được kéo vào ruột máy (nạp giấy).
- Khay giấy di chuyển ra ngoài (phía trục ép 7)
- Trục ép quay (ngược chiều kim đồng hồ theo hình vẽ) để ép sát vào khay giấy.
Bề mặt của trục ép (7) là cao su có ma sát lớn, khi quay sẽ tạo lực kéo, kéo giấy vào buồng máy.
Trục ép dưới (3, 4) quay ngược chiều trục ép trên (7) sẽ tiếp tục tạo lực kéo đưa giấy vào sâu trong buồng máy.
Mô tả quá trình nạp giấy :
Khi chưa có lệnh nạp giấy : 
Khay giấy bị đẩy xa khỏi trục ép (7) bởi mỏ của con tỳ (5, 6). Lúc này trục ép (7) có dạng nửa vòng tròn tạo thành 1 khe hở lớn với mặt khay, như vậy giấy trên khay ko ép sát vào trục (7).
Khi có lệnh in :Motor capstan làm quay bánh răng (1) và tất cả hệ thống cơ, ta có thể nghe thấy tiếng quay của các bánh xe. Mục đích là để trống quay (nạp điện tích cho trống), lô sấy_ép quay sẵn sàng cho việc ép và đẩy giấy ra .
Bánh răng 1, và 2 liên kết với nhau bởi lực ma sát do lò xo 1 tì vào mặt trong của bánh xe 1, 2. Lúc này bánh xe 2 bị cái móc của rơ le giữ và nó ko quay, chỉ có bánh xe 1 là quay.
Khi có lệnh nạp giấy : Lệnh này được phát ra sau lệnh in, lệnh này có mức logic 1 làm mở transistor nối tiếp với cuộn hút rơ le, như vậy rơ le được cấp điện tạo lực hút, cái móc của rơ le di chuyển (như hình vẽ).
Khi móc rơ le di chuyển sẽ nhả bánh răng (2). Lực ma sát giữa bánh răng 1 và 2 sẽ kéo bánh răng 2 làm quay trục (đút vào tâm bánh răng 2- hình vẽ).
Trục quay sẽ lai con tỳ 5, 6 quay theo. Cái mỏ của 5, 6 không tỳ vào khay nữa. Lực đẩy của lò xo 2 sẽ đưa khay ép sát vào trục ép (7).
Trục ép 7 cũng được trục quay làm quay theo, mặt tròn của nó ép sát khay giấy, lực ma sát của (7) sẽ kéo giấy vào buồng máy.
Các bệnh của cơ cấu nạp, tải giấy ( mô tả với điều kiện máy đang chạy mà hỏng, chứ không áp dụng cho các trường hợp tháo máy ra_lắp lại mà hỏng)
Bệnh 1: Không nạp giấy hoàn toàn.
Khi ra lệnh in, toàn bộ hệ thống cơ quay, 1 chút sau bạn sẽ tiếng “cách” đó chính là khi rơ le hoạt động, đầu khay giấy di chuyển, bánh ép nạp giấy quay. Bạn hãy chú ý nghe tiếng kêu đó.
- Do đặt giấy vào không hết đầu khay, như vậy đầu giấy không vào được khe giữa đầu khay và bánh ép nạp giấy (xảy ra với khay nằm)
Khắc phục: Đẩy giấy vào hết tầm của khay.
Bệnh 2: Nạp giấy vào được chừng 5-10mm thì giấy không vào nữa, hệ cơ chạy thêm tí chút thì dừng, đèn báo lỗi.
Bệnh này là do giảm ma sat giữa bánh ép nạp giấy và tờ giấy. Nguyên nhân là do bánh ép có vỏ cao su nhám sau một thời gian hoạt động sẽ “bị lì mặt nhám”, bạn có thể mở cửa trước (có thể tháo cả hộp mực) mà nhìn, bề mặt của bánh ép rất bóng. Bệnh này cũng thường gặp khi bánh ép “hơi lì mặt” và sử dụng giấy quá mỏng.
Khắc phục : Dùng giẻ sạch (kiểu sợi bông như khăn mặt) luồn vào mặt tròn của bánh ép, chà đi chà lại cho tới khi thấy hết bóng là được.
Lưu ý : Bánh ép nạp giấy “bị lì mặt” còn gây ra hiện tượng kéo 2, 3 .. vào 1 lúc dẫn đến “dắt giấy” trong đường tải, lô sấy.
Bệnh 3 : Nạp giấy, giấy vào nhưng và máy dừng, báo lỗi.
Bạn hãy mở cửa trước, rút hộp mực, rất có thể sẽ nhìn thấy giấy bị dồn chặt ở ngay đằng sau của bánh ép nạp giấy (kiểu như gấp giấy xếp nếp).
Nguyên nhân của bệnh này là do bánh ép tải giấy có thể bị kẹt (tháo máy ra thường có 2 bánh ép tải giấy, có lò xo đẩy để tỳ sát mặt tròn của bánh ép nạp giấy).
Khắc phục : Kéo tờ giấy bị xếp nếp ra khỏi máy (chú ý nhẹ nhàng, vừa kéo vừa quan sát xem có bị vướng, bị móc vào các mấu, gờ trong đường tải không, có thể sẽ làm rách và để lại những ẩu giấy trong đó)
Cố gắng luồn được ngón tay vào ấn/nhả 2 bánh ép tải giấy vài lần, phải cảm nhận thấy lực đẩy của 2 bánh là bằng nhau)
Nếu xử lý như trên mà không được, buộc phải tháo máy và vệ sinh hốc lò xo đẩy bánh ép tải giấy.
Bệnh 4: Nạp giấy, giấy đi lệch và có thể bị kẹt lại trong đường tải do giấy đi lệch.
Nguyên nhân là do lực ép giấy tạo thành giữa bánh ép nạp và bánh ép tải giấy không cân, bạn có thể quan sát minh họa cơ cấu nạp giấy của máy HP5L.
Lực ép bị lệch do:
• Méo bánh ép nạp giấy (bạn phải thay vỏ cao su của bánh ép).
• Mòn bánh ép đường nạp.

Bình luận - Đánh giá