0989 576 613

8:00 AM - 17:00 PM
từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Khái niệm về RAM của Laptop

Dạy sửa Laptop 16:37 21/06/2016
RAM (Random Access Memory) - Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, khác với các bộ nhớ truy cập tuần tự là CPU có thể truy cập vào một địa chỉ nhớ bất kỳ mà không cần phải truy cập một cách tuần tự, điều này cho phép CPU đọc và ghi vào RAM với tốc độ nhanh
1) Khái niệm về RAM.
  • RAM (Random Access Memory) - Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, khác với các bộ nhớ truy cập tuần tự  là CPU có thể truy
    cập vào một địa chỉ nhớ bất kỳ mà không cần phải truy cập một cách tuần tự, điều này cho phép CPU đọc và ghi vào RAM
    với tốc độ nhanh hơn.

2) Chức năng của RAM.

  • RAM là nơi hệ điều hành, chương trình ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng RAM
    đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ Hard Disk, một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc dữ liệu trực tiếp
    từ RAM, thời gian truy xuất RAM được tính bằng nano giây trong khi đó thời gian truy xuất HDD được tính bằng mili giây).
  • Máy tính cá nhân cần 1 lượng RAM nhất định cho mỗi ứng dụng, càng nhiều ứng dụng bạn mở, lượng RAM cần sử dụng càng
    nhiều. Vậy điều gì sẽ xảu ra khi RAM đầy, điều này sẽ không sảy ra bởi khi RAM gần đầy, hệ điều hành sẽ sử dụng đĩa cứng để
    ghi tạm dữ liệu, phần đĩa cứng dùng để ghi dữ liệu tạm thời này được gọi là PAGE FILE hay SWAP FILE,  nghĩa là “Tập tin tráo đổi”
    vì vậy RAM của chúng ta sẽ không bao giờ bị đầy, nhưng do tốc độ truy suất dữ liệu từ ổ cứng chậm nên hệ thống hoạt động rất
    chậm.

3) Các loại RAM trên máy Laptop.

  • RAM trên Laptop còn gọi là SO-DIMM (small outline dual in line memory module)
Trên các máy Laptop hiện nay có ba loại RAM sau đây:
DDR
DDR2
DDR3
Loại RAM  Tốc độ BUS  Băng thông (gấp 8 lần tốc độ BUS)  Điện áp sử dụng  Số chân
 DDR
(SO-DIMM)
 200MHz
266MHz
333MHz
400MHz
 PC-1600 ( ít sử dụng)
PC-2100
PC-2700
PC-3200
 2,5V
1,25V
3,3V
 200 chân
 DDR2
(SO-DIMM)
 400MHz
533MHz
667MHz
800MHz
1066MHz
 PC2-3200 ( ít sử dụng)
PC2-4200
PC2-5300
PC2-6400
PC2-8500
 1,8V
0,9V
3,3V
 200 chân
 DDR3
(SO-DIMM)
 800MHz
1066MHz
1333MHz
1600MHz
1867MHz
2133MHz
 PC3-6400 ( ít sử dụng)
PC3-8500
PC3-10600
PC3-12800
PC3-14900
PC3-17000
 1,5V
0,75V
3,3V
 204 chân

 

4) Cách nhận biết chủng loại RAM và tốc độ BUS.

  • Trên mỗi thanh RAM đều mang các thông tin như:
    - Dung lượng.
    - Chủng loại.
    - Tốc độ BUS.
    Các thông tin trên đều liêu quan đến cấu hình và giá thành của sản phẩm.

    a)  RAM có các thông số dung lượng, chủng loại, tốc độ BUS ghi trực tiếp lên nhãn.
    - Có một số loại RAM (như hình dưới đây) các thông số được nhà sản xuất ghi trực tiếp lên nhãn của thanh RAM.

    Thanh RAM trên đã được ghi trực tiếp các thông số lên nhãn.
    - Dung lượng là  256MB.
    - Chủng loại RAM là DDR.
    - Tốc độ BUS là 333MHz.

    b)  RAM có chủng loại và tốc độ Bus được ghi khác đi.


    Thanh RAM trên ghi các thông số và chúng ta hiểu các thông số này như sau:
    - 512MB => Là dung lượng của RAM.
    - PC2 => Chủng loại RAM là DDR2
    - 5300S => Đây là thông số chỉ băng thông của RAM, băng thông của RAM lớn gấp 8 lần tốc độ BUS
    vì vậy tốc độ BUS = Băng thông chia cho 8 (làm tròn) = 5300 / 8 ~ 662,5MHz (làm tròn tức là BUS 667MHz)

5) So sánh 3 loại RAM trên về hình dáng và số chân cắm.



  Nhận xét:
- DDR1 và DDR2 gần giống nhau, hai thanh RAM này có cùng số chân là 200 chân và cùng có rãnh ở vị trí
gần giống nhau, tuy nhên bạn vẫn thể cắm vừa một thanh DDR2 vào khe DDR được, cả hai thanh RAM đều
có rãnh ở giữa chia thanh RAM ra làm hai phần theo tỷ lệ: 20 : 80
- Với DDR3 thì khác,  DDR3 có 204 chân, mỗi mặt có 102 chân, rãnh ở giữa chia thanh RAM
ra hai phần theo tỷ lệ 36 : 66

Tóm lại:
- Ba loại RAM trên bạn không thể gắn thay thế cho nhau được kể cả khi chúng có cùng tốc độ BUS vì
kiểu chân cắm khác nhau, điện áp sử dụng khác nhau:

6) Giao tiếp giữa bộ nhớ RAM với máy.

  1. Sơ đồ nguyên lý các đường điện áp và tín hiệu giao tiếp với RAM.




    *  Nguồn cấp cho RAM.
    Mỗi thanh RAM thường được cung cấp 3 loại điện áp chính sau đây.
     Loại RAM
     Điện áp chính VRAM
     Điện áp phụ VTT
    (Bằng 1/2 VRAM)
     Điện áp phụ 3V
    Điện áp tham chiếu VREF
    (Bằng 1/2 VRAM)
      DDR  2,5V  1,25V  3,3V  1,25V
      DDR2  1,8V   No  3,3V  0,9V
      DDR3  1,5V  0,75V  3,3V  0,75V


    * Giao tiếp giữa RAM với Chipset bắc.




    * Ý nghĩa của các chân tín hiệu của RAM giao tiếp với Chipset bắc.

7) Hư hỏng về RAM và phương pháp kiểm tra.

  • RAM  hoạt động sau khi có tín hiệu Reset hệ thống và chúng bắt đầu được sử dụng để ghi, đọc dữ liệu
    sau khi được kiểm tra bởi chương trình BIOS.
  • Bạn chỉ nên kiểm tra RAM khi CPU đã hoạt động và đã nạp BIOS, nhưng làm sao để biết được CPU đã chạy
    và nạp được BIOS, điều này đã được đề cập đến trong phần CPU và BIOS.
  • Biểu hiện khi lỗi RAM.
    - Nếu bạn chỉ nhìn bên ngoài thì lỗi RAM và lỗi Chip Video thường có một số điểm tương đồng như sau, đó là:
    + Cả hai sự cố trên máy đều có đèn báo nguồn nhưng không lên hình, khi kiểm tra bằng nguồn đa năng chúng đều ăn dòng tương đương với nhau.
    + Để biết đó chính là lỗi RAM thì bạn cần sử dụng một số phương pháp sau đây ?

      1- Sử dụng nguồn đa năng để kiểm tra dòng tiêu thụ của máy, nếu máy lỗi RAM thì dòng tiêu thụ dừng lại khoảng 0,8A
đến 1A và duy trì dòng điện này.


  • Lưu ý: Trong trường hợp máy bị lỗi Chip Video hoặc lỗi các bộ nhớ DMA (Bộ nhớ truy cập trực tiếp) ở trong các Chipset
    thì dòng tiêu thụ của máy cùng tương tự như trên, vì vậy khi máy ăn dòng khoảng 0,8A đến 1 A rồi dừng lại thì bạn vẫn còn
    nghi vấn:  RAM, Chipset Nam lỗi và Chip Video lỗi, để phân biệt tiếp sự cố thuộc về thiết bị nào chính xác hơn, bạn cần
    kết hợp với cách kiểm tra bằng Card Test Main Laptop.

     2 - Sử dụng Card Test để kiểm tra số bước nhẩy của số Hecxa

         Khi kiểm tra bằng Card Test, nếu đèn Hecxa nhảy 3 đến 4 bước => thì do lỗi RAM

         Khi kiểm tra, nếu Card Test nhảy số Hecxa 5 đến 9 bước thì do lỗi Chipset nam.

          Khi kiểm tra, nếu Card Test nhảy số Hecxa trên 10 bước thì do lỗi  Chip Video.

 8) Kiểm tra khắc phục sự cố về RAM

  • Nếu bạn đã kiểm tra các bước trên và khẳng định => Máy bị lỗi RAM hoặc không nhận RAM, bạn
    cần kiểm tra khắc phục như sau:
    - Hãy thay thử một thanh RAM tốt và đúng BUS.
    - Hãy kiểm tra các nguồn điện cấp cho RAM, bạn xem các chân cấp nguồn cho RAM ở bài học kế tiếp.
    - Hàn lại chân RAM (công việc này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng rất tốt, nếu không chân RAM sẽ bị chập)
    - Nếu các việc trên bạn đã xử lý nhưng  không có kết quả thì bạn cần phải thay chipset bắc.

 

Bình luận - Đánh giá